Dạy Học Dự Án Trong Môn Lịch Sử

Dạy Học Dự Án Trong Môn Lịch Sử

Thực sự Bộ Giáo dục và Đào tạo đã coi nhẹ môn Lịch sử và nói đúng hơn đã "khai tử" môn Lịch sử. Tôi xin có một số lời bàn về việc này như sau:

Thực sự Bộ Giáo dục và Đào tạo đã coi nhẹ môn Lịch sử và nói đúng hơn đã "khai tử" môn Lịch sử. Tôi xin có một số lời bàn về việc này như sau:

Tiến trình tổ chức dạy học theo dự án

Lịch sử là một môn học rất quan trọng. Học lịch sử, hiểu biết về lịch sử giúp chúng ta biết được giá trị đích thực trong cuộc sống. Thông qua lịch sử, chúng ta hiểu quá khứ, từ đó tự hào hơn về dân tộc, đất nước mình. Lịch sử là cốt cách, bản lĩnh, khí phách của cả dân tộc. Học lịch sử sẽ giúp hình thành nên lòng yêu nước và bản lĩnh văn hóa.

Lịch sử Việt Nam hay vô cùng. Lịch sử dân tộc chúng ta là những câu chuyện, những "bộ phim" dài tập đầy thú vị và hấp dẫn. Nhưng nghịch lý là dù rất hay, học sinh (HS) vẫn ít hứng thú với môn học này và kết quả môn lịch sử luôn là môn có kết quả thi thấp nhất trong kỳ thi THPT quốc gia và thi tốt nghiệp THPT.

Đầu tiên, phải nhìn nhận chương trình và sách giáo khoa lịch sử của chúng ta quá khô cứng, thiên về những sự kiện và con số. Vì vậy có những HS rất thích học môn lịch sử, tìm tòi những kiến thức về lịch sử Việt Nam cũng như thế giới nhưng lại rất sợ phải làm bài kiểm tra và thi môn lịch sử vì các bài học dài lê thê, nhiều sự kiện và khô khan, khó nhớ. Suốt 12 năm học hiếm có các buổi học ngoại khóa, không có các buổi học thực tế tại các địa điểm lịch sử, chỉ có thầy đọc trò chép.

Một mấu chốt quan trọng khiến HS không hứng thú với môn lịch sử chính là cách truyền đạt kiến thức của thầy cô. Nếu ngay cả giáo viên cũng xem bộ môn này như những bài học thuộc lòng thì trách sao được HS thấy chán?

Tất nhiên, để giảng dạy và truyền bá kiến thức lịch sử không đơn giản, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi việc học tập của HS đang quá tải. Ở nước ngoài, môn lịch sử được gắn thêm với môn địa lý vì 2 môn này có sự liên hệ mật thiết với nhau, mỗi sự kiện, con người đều gắn với vùng đất.

Để môn lịch sử trở nên hấp dẫn và dễ học hơn, giáo viên sẽ gắn kiến thức lịch sử chung với lịch sử địa phương, tổ chức thảo luận và tiến hành dã ngoại đến những địa điểm đó. Sự kiện lịch sử là trung tâm nhưng HS được khuyến khích đưa ra những ý tưởng, bình luận khác nhau về nguyên nhân, cách thức dẫn đến kết quả đó cũng như ý nghĩa của sự kiện lịch sử này đối với xã hội hiện tại. Nhờ đó, HS không cảm thấy học lịch sử là áp lực thuộc lòng, nhớ các sự kiện và cảm nhận được sự hấp dẫn, gần gũi từ các sự kiện lịch sử.

Học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành, TP Hà Nội trong một giờ học lịch sử tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Ảnh: Tuấn Sơn

Biến lịch sử thành câu chuyện gần gũi

Câu chuyện của chúng ta ở đây là làm thế nào môn lịch sử trở nên hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm của HS, để HS chủ động lựa chọn môn lịch sử?

Từ cách dạy lịch sử của nhiều nước trên thế giới, chúng ta cần biến những sự kiện lịch sử thành những câu chuyện gần gũi hơn, gắn với HS nhiều hơn, tạo điều kiện cho các em cùng sáng tạo lịch sử.

Sự kiện lịch sử có thể là duy nhất nhưng chúng ta có thể chấp nhận những cách giải thích sáng tạo từ phía HS. Lịch sử cần cụ thể từ những câu chuyện, để những hiện vật kể câu chuyện của riêng nó và lắng nghe những thảo luận của HS; để những câu chuyện lịch sử được kể qua những địa danh, di tích, nhân chứng của địa phương.

HS tỉnh Quảng Ninh, TP Hải Phòng có thể học những bài học chống quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng ở Quảng Yên (Quảng Ninh) hay Thủy Nguyên (Hải Phòng). HS tỉnh Điện Biên học về chiến thắng Điện Biên Phủ trên chính trận địa năm xưa. HS Hà Nội có thể học được rất nhiều điều thú vị từ Hoàng thành Thăng Long, từ thành cổ hay là ngay từ các đài tưởng niệm có ở rất nhiều nơi... Ngoài ra, cần thường xuyên có những tiết học đưa HS đến các bảo tàng.

Phải thay đổi từ nội dung bài giảng, phương pháp truyền thụ; tư liệu dạy học phải phong phú hấp dẫn; cách ra đề kiểm tra đánh giá không quá nặng câu chữ... Giáo viên cần khích lệ HS tham gia bài học, hướng dẫn các em quan sát, phân tích hình ảnh, số liệu... và nêu lên suy nghĩ nhận thức của bản thân về sự kiện lịch sử được học. Việc đổi mới phải xuất phát từ người thầy; thầy cô nên xem mỗi tiết dạy lịch sử không chỉ đem đến kiến thức cho HS mà còn là cùng HS khám phá, đánh giá sự kiện lịch sử.

Tuy nhiên, chỉ đổi mới phương pháp giảng dạy thôi thì chưa đủ, cần phải đổi mới cả phương thức kiểm tra, đánh giá HS. Thay vì cho HS làm bài kiểm tra như truyền thống, hãy cho các em làm dự án, thuyết trình về một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử tâm đắc..., HS sẽ thích thú hơn nhiều.

Môn lịch sử cần được truyền tải theo cách hấp dẫn hơn để thu hút HS. Nhiều người làm nội dung trên YouTube, TikTok rất sáng tạo khi làm video với lời bình hấp dẫn, dàn dựng trẻ trung. Các video dạng trên rất thu hút được người xem, nhất là người trẻ và chúng ta hoàn toàn có thể học lịch sử được ở đó.

Hiểu biết kiến thức lịch sử đóng vai trò quan trọng trong sự tồn vong của quốc gia. Với một dân tộc giàu truyền thống dựng nước và giữ nước, thêm vào đó là tâm thức trọng đạo hiếu như Việt Nam, giáo dục lịch sử càng phải được chú trọng.

Nhiều năm qua, việc dạy và học lịch sử ở Việt Nam ít nhiều vẫn còn đặt nặng tính học thuộc lòng, đôi khi đặt nặng các chi tiết quá mức hơn là các bài học, thông điệp lớn từ các thăng trầm trong quá khứ của dân tộc.

Người trẻ không hề quay lưng với lịch sử, mà chỉ lựa chọn cách tiếp cận hấp dẫn, phù hợp với họ. Điển hình trên mạng xã hội, nhiều bạn trẻ lập các nhóm, các trang chuyên tìm hiểu về y phục dân tộc Việt qua các thời kỳ, hay các câu chuyện lịch sử đối với họ là hay, thú vị.

Như vậy, lịch sử luôn giữ một vai trò nhất định, điều quan trọng là cách thức truyền đạt môn học này và mục tiêu hướng đến khi giáo dục lịch sử.

Đưa lịch sử thành môn học tự chọn không đồng nghĩa với việc chối bỏ môn lịch sử, mà đang đưa ra giải pháp mới nhằm đem những kiến thức này đến HS một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, cần làm rõ cách thức giáo dục lịch sử trong bối cảnh hiện nay để cộng đồng không hiểu sai thành HS được cho phép từ bỏ hoàn toàn môn học này.

HS ở lứa tuổi THPT đã bắt đầu hình thành ước mơ, nhận thức được nhu cầu cạnh tranh ở xã hội hay ngành nghề phù hợp. Chương trình giáo dục hiện đại cũng góp phần giúp các em khả năng tự tìm hiểu được sở trường của bản thân.

Thêm vào đó, sự tư vấn từ các đoàn thể và cách suy nghĩ cởi mở hơn của các bậc phụ huynh trong vấn đề hướng nghiệp, các em có đủ cơ sở và khả năng để được chủ động hơn trong việc lựa chọn học theo nhu cầu và sở thích.

Việc học hỏi lịch sử không cần phải cứng nhắc gói gọn trong chương trình giáo dục, điều này cần gắn liền và xuất hiện thường xuyên hơn trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Với mạng lưới thông tin rộng khắp như hiện nay, các dự án truyền bá kiến thức về lịch sử trên internet là một phương thức đúng đắn.

Các từ khóa, bài hát mang màu sắc dân tộc hay những đoạn phim ngắn về các sự kiện lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới ngày càng gia tăng cả về chất lẫn lượng trên mạng xã hội, đây là bằng chứng đanh thép rằng sự quan tâm đến các vấn đề lịch sử vẫn luôn tồn tại.

Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi quan điểm về cách tiếp cận lịch sử. Thay vì chỉ bó hẹp cách áp đặt kèm theo thang điểm đánh giá trong nhà trường, phương pháp truyền đạt ở lĩnh vực này cần mang tính đại chúng và rộng rãi hơn. Hãy tập trung hơn vào hoạt động truyền cảm hứng và dẫn đường, từ đó mọi người và đặc biệt là thế hệ trẻ, sẽ tìm đến với lịch sử một cách tự nhiên, không gượng ép.