Nệm Mimosa là một trong những loại nệm “chủ chốt”của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại nệm Mimosa. Đây là dòng nệm đang chiếm cảm tình đông đảo của người sử dụng Việt hiện nay. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đánh giá nệm Mimosa nhé!
Nệm Mimosa là một trong những loại nệm “chủ chốt”của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại nệm Mimosa. Đây là dòng nệm đang chiếm cảm tình đông đảo của người sử dụng Việt hiện nay. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đánh giá nệm Mimosa nhé!
Xoài Cát Chu hiện nay được xem như Quốc Bảo nước Việt Nam khi mà nông sản Việt đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Không những thế còn vô cùng được ưa chuộng tại một số nước.
Nhưng không vì thế mà giá xoài bị đẩy lên quá cao. Giá xoài Cát Chu tại Việt Nam luôn ở mức ổn định 80.000-90.000vnđ/kg. Chỉ tăng hoặc giảm từ 10.000-20.000vnđ trong trường hợp lượng cung không đáp ứng đủ cầu hay tuỳ vào mùa vụ, trễ lứa, thời tiết làm ảnh hưởng đến sản lượng của xoài. Tuy nhiên, đây được cho là mức giá rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế và mức độ tiêu dùng hàng ngày của người Việt.
Giá xoài Cát Chu tại Việt Nam có giá tương đối rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân
Năm 2015, lô xoài Cát Chu đầu tiên được xuất khẩu sang Nhật. Đến đây loại xoài này được bày bán tại các siêu thị lớn của Nhật Bản có giá từ 8-10 USD/kg, tính ra khoảng 200.000-230.000vnđ/kg. Và từ năm 2015, sản lượng xoài xuất khẩu ngày một tăng, khẳng định được vị thế của mình không chỉ ở Nhật Bản mà nhiều thị trường khác trên thế giới.
Để tạo nên những vựa xoài chất lượng thì nền đất luôn phải đạt tiêu chuẩn cao nhất. Các nhà vườn ở Cao Lãnh trồng xoài trên nền đất phù sa màu mỡ và tưới tiêu bằng nguồn nước đảm bảo. Khi xoài ra hoa, đậu trái lớn đến kích thước bằng khoảng 1 ngón tay thì nhà vườn chủ động sử dụng túi giấy để bao trái.
Việc bao trái bằng túi giấy có tác dụng giữ xoài luôn sạch sẽ. Đặc biệt hơn giúp bảo vệ xoài tránh những tổn thương từ côn trùng, thời tiết, và những va đập không đáng có.
Vì đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, chủ nhà vườn và người trồng sẽ tạo ra hai màu khác nhau cho vỏ xoài Cát Chu bằng các phương pháp thủ công mà vô cùng hiệu quả: màu xanh và màu vàng. Cụ thể, nếu bao xoài bằng túi giấy màu trắng xoài sẽ cho vỏ màu xanh, nếu bao xoài bằng giấy 2 lớp màu vàng và đen thì xoài sẽ cho vỏ màu vàng.
Xoài Cát Chu có 2 loại: vỏ màu xanh và vỏ màu vàng
Xoài Cát Chu có hình thon dài, to hơn so với những quả xoài truyền thống một chút. Quả xoài non ăn chua nhưng khi chín lại cho vị ngọt thanh và mùi thơm dễ chịu. Đặc biệt, loại xoài Cát Chu rất ít và gần như không có xơ, thịt dày, cắn vào thấy dai dai nhẹ, xoài có màu vàng hơi đỏ. Khi ăn miếng xoài tan nhẹ trong miệng, hậu vị ngọt thơm đậm đà.
Một bí quyết của các nhà vườn cho biết, xoài chín bằng phương pháp ủ sẽ cho vị ngọt đậm đà hơn so với xoài chín cây. Do vậy mà nhà vườn thường hái xoài già đã chín cây, sau đó dùng giấy báo bọc gói lại đem ủ khoảng 3 ngày để lượng đường lắng xuống, cho xoài chín đều, ngọt đậm trái mềm, toả hương thơm đặc trưng, một chút vị chua trong xoài thay thế bằng vị ngọt thanh.
Xoài Cát Chu đủ điều kiện xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới
Thời điểm xoài vào mùa, xoài được bày bán tràn xuống lề đường với giá rẻ bởi nguồn cung dồi dào, giá bình quân giảm mạnh. Tuy nhiên, xoài Cát Chu vẫn luôn được các chủ buôn đặt trước cả vườn từ rất sớm, và lượng xoài xuất khẩu vẫn luôn đảm bảo. Đặc biệt, hoa quả Việt Nam vài năm trở lại đây vô cùng được ưa chuộng tại Nhật Bản. Giá trái cây sạch Việt Nam chỉ có giá vài chục nghìn/kg, tuy nhiên khi sang Nhật lại có giá lên đến hàng trăm đến triệu đồng/kg. Bởi hoa quả nói chung và xoài Cát Chu nói riêng đã trải qua quá trình nghiêm ngặt và đảm bảo đúng chất lượng.
Xoài Cát Chu đã chinh phục được cả những thị trường được cho là khó tính nhất thế giới, vậy tại sao chúng ta không sử dụng hoa quả Việt để ủng hộ nông sản Việt Nam. Không chỉ thơm ngon về hương vị, mà còn an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ gia đình. Liên hệ 1900 2268 để đặt hàng xoài Cát Chu Cao Lãnh luôn bạn nhé!
Chỉ trong vòng một tháng qua, giá gạo thơm lài của Công ty TNHH MTV Mai Tư Hoảnh bán ở các quầy hàng tư nhân tăng từ 140 nghìn đồng/10kg lên 190 nghìn đồng/10kg. Gạo thơm lài của nhiều doanh nghiệp khác cũng tăng giá bán tương tự ở các chợ, quầy hàng. Như vậy, mỗi ký gạo tăng đến 5 nghìn đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.
Anh Nguyễn Văn Viên (ở phường Tân Thạnh, TP.Tam Kỳ), cho biết: “Tôi là lao động tự do, thu nhập không ổn định nên giá gạo tăng ảnh hưởng đến đời sống vì là mặt hàng thiết yếu. Đơn cử, trước đây tôi ăn cơm tốn 25 nghìn đồng/dĩa nay đã tăng lên 30 nghìn đồng/dĩa”.
Gạo là mặt hàng thiết yếu, nhiều doanh nghiệp bán lẻ ở các tỉnh, thành phố phạm vi cả nước đã đưa các mặt hàng này tham gia chương trình bình ổn thị trường với lượng hàng lớn. Ở Quảng Nam, chương trình bình ổn giá đã dừng lại khoảng 10 năm qua nên mặt hàng gạo không được bình ổn.
Bà Trần Thị Như Lai cho biết, siêu thị Co.opMart Tam Kỳ đã chủ động nguồn cung, tiếp tục ổn định giá bán gạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng gạo tăng mạnh của người dân, doanh nghiệp, cơ sở chế biến từ nay cho đến cuối năm, dịp tết.
Ở siêu thị Co.opMart Tam Kỳ, giá gạo không thay đổi từ tháng 8 đến nay. Bà Trần Thị Như Lai - Giám đốc Co.opMart Tam Kỳ cho biết, siêu thị chuẩn bị gạo từ nhiều tháng trước, định sẵn giá bán theo kế hoạch nên khi gạo tăng giá ở các chợ thì hầu như các mặt hàng gạo đều giữ ổn định. Hơn nữa, đang mùa khuyến mãi nên nhiều mặt hàng gạo giảm giá đến 10%.
Cụ thể, gạo Nàng Hoa thơm dẻo được bán với giá 55,5 nghìn đồng/2kg, giảm 10 nghìn đồng so với trước. Gạo thơm Cát Tường ST24 bán 146 nghìn đồng/5kg, giảm 9 nghìn đồng so với trước. Gạo Long Châu 66 Cỏ Mây bán 171 nghìn đồng/5kg, giảm 19 nghìn đồng so với tháng trước...
“Giá gạo không tăng nhiều như ngoài thị trường nhờ siêu thị làm việc với nhà cung cấp từ sớm và chốt được giá bán. Nguồn cung ở mức ổn định, siêu thị không tăng giá, lại kích cầu tiêu dùng bằng cách giảm giá khá sâu” - bà Lai nói.
Trước diễn biến khó lường của thị trường gạo từ nay đến cuối năm, ông Lương Viết Tịnh - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Quảng Nam cho biết, đang giao các đội quản lý thị trường ở các huyện, thị xã, thành phố theo dõi sát tình hình giá gạo. Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, đầu mối bán buôn, bán lẻ, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các kho nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán.
Mục tiêu ngăn chặn các hành vi vi phạm về niêm yết giá, đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo. Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gạo không rõ nguồn gốc, xuất xứ và xử lý nghiêm theo quy định.
Bà Đỗ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) cho biết, qua theo dõi có nhận thấy giá gạo tăng khá mạnh ở các chợ, quầy hàng kinh doanh gạo; tuy vậy gạo không khan hiếm.
Giá gạo bên ngoài thị trường tăng do chịu ảnh hưởng diễn biến chung giá gạo thế giới tăng, tác động của cán cân cung - cầu. Tuy nhiên, với các hệ thống bán lẻ như Co.opMart giá gạo hầu hết vẫn giữ ở mức ổn định nhờ nguồn cung dồi dào.
Theo Sở Công Thương, Cục Xuất nhập khẩu và các đơn vị của Bộ Công Thương đang khẩn trương hoàn thiện sửa đổi nghị định số 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Bộ Công Thương đang phối hợp các bộ, ngành liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường gạo thế giới, sản xuất lúa gạo, diễn biến cung cầu, giá cả thị trường gạo nội địa để tham mưu Chính phủ điều hành hợp lý, hiệu quả giá gạo ở tầm vĩ mô. Trong khi đó, hiện nay nhiều địa phương của tỉnh đang huy động gạo từ nhiều nguồn để hỗ trợ cho các hộ khó khăn, gia đình neo đơn.
Trong điều kiện giá lúa gạo tăng mạnh, nhiều ý kiến cho rằng Sở NN&PTNT cần tham mưu UBND tỉnh có giải pháp xây dựng, phát triển chuỗi giá trị lúa gạo, một mặt tăng lợi nhuận cho người nông dân, mặt khác không để cho tư thương, đậu nậu lợi dụng tăng giá lúa gạo của thị trường thế giới để thao túng.