Chính Sách Vay Vốn Hộ Cận Nghèo

Chính Sách Vay Vốn Hộ Cận Nghèo

Tại nhóm này, đối tượng chủ yếu gồm:

Tại nhóm này, đối tượng chủ yếu gồm:

Lãi suất vay vốn hộ cận nghèo

Hộ cận nghèo là đối được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Lãi suất vay vốn hộ cận nghèo là 120% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay (theo quy định tại Điều 3 Quyết định 15/2013/QĐ-TTg, sửa đổi bởi Quyết định 1826/QĐ-TTg ngày 09/10/2013).

Tại Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 quy định lãi suất cho vay hộ nghèo là 6,6%/năm (0,55%/tháng). Theo đó, lãi suất vay vốn hộ cận nghèo là 7,92%/năm.

Thời hạn vay vốn hộ cận nghèo

Điều 4 Quyết định 15 quy định thời hạn vay vốn hộ cận nghèo do Ngân hàng chính sách xã hội và hộ cận nghèo vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

Theo đó, Ngân hàng chính sách xã hội có 03 gói cho vay đối với hộ cận nghèo:

- Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng (01 năm).

- Cho vay trung hạn: Cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng (05 năm).

- Cho vay dài hạn: Cho vay trên 60 tháng.

Những nhu cầu vốn không được cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

– Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

– Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

– Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

– Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

– Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Mức cho vay đối với hộ cận nghèo

Điều 2 Quyết định 15 năm 2013 của Thủ tướng quy định mức cho vay đối với hộ cận nghèo do Ngân hàng chính sách xã hội và hộ cận nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng với hộ nghèo trong từng thời kỳ.

Hiện nay, Ngân hàng chính sách cho vay tối đa đối với một hộ cận nghèo là 100 triệu đồng.

Điều kiện hộ kinh doanh vay vốn ngân hàng

Để cá nhân chủ hộ kinh doanh được Ngân hàng xem xét, quyết định cho vay vốn, cá nhân này trước hết phải đáp ứng các điều kiện vay vốn tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:

– Cá nhân chủ hộ kinh doanh phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

– Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

– Có phương án sử dụng vốn khả thi.

– Có khả năng tài chính để trả nợ.

Thủ tục vay vốn hộ cận nghèo

Ngân hàng chính sách xã hội hướng dẫn thủ tục vay vốn hộ cận nghèo như sau:

Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay.

- Người vay tự nguyện gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh sống.

- Người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn gửi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 2: Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng tổ chức hội, đoàn thể tổ chức họp để bình xét công khai những hộ cận nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng chính sách, trình Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho tổ chức hội, đoàn thể cấp xã.

Bước 6: Tổ chức hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 7: Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay tại Điểm giao dịch xã đặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ vay cư trú hoặc tại trụ sở Ngân hàng chính sách nơi cho vay

Trên đây là các thông tin về chính sách vay vốn hộ cận nghèo. Nếu có thắc mắc, bạn đọc gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Hiện nay, nhà nước đã ban hành một số chính sách vay vốn hộ kinh doanh nhằm thúc đẩy nhóm đối tượng này phát triển sản xuất. Vậy “Chính sách cho vay vốn hộ kinh doanh” như thế nào. Mời quý độc giả cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa cụ thể về hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau:

Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Mức vay và lãi suất cho vay theo chính sách vay vốn hộ kinh doanh

Số tiền mà hộ kinh doanh được vay theo hình thức cá nhân sẽ dựa vào trường hợp/hồ sơ riêng của từng cá nhân, không có con số cụ thể. Tuy nhiên, Nhà Nước đã ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP nhằm hỗ trợ hộ kinh doanh với mức lãi suất hỗ trợ là 2%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế.

Thời hạn hỗ trợ lãi suất vay tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng không vượt quá ngày 31.12.2023.

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn tìm hiểu mức “Chính Sách Cho Vay Vốn Hộ Kinh Doanh“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

Hướng dẫn: Lập chứng từ nhập kho cho hộ kinh doanh theo Thông Tư 88

Liên hệ để được tư vấn về phần mềm kế toán

Facebook: Phần mềm kế toán EasyBooks

Group trao đổi: Cộng đồng hỗ trợ Phần mềm kế toán EasyBooks – SOFTDREAMS

Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đối tượng, điều kiện vay vốn hộ cận nghèo

Quyết định 15 về tín dụng đối với hộ cận nghèo quy định điều kiện cho vay đối với hộ cận nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo.

Ngân hàng chính sách xã hội hướng dẫn cụ thể về đối tượng, điều kiện vay vốn hộ cận nghèo như sau:

- Đối tượng cho vay là hộ dân có tên trong Danh sách hộ cận nghèo được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo chuẩn hộ cận nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ

- Điều kiện vay vốn hộ cận nghèo:

Hộ cận nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay.

Có tên trong danh sách hộ cận nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ.

Hộ cận nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là tổ viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Hộ gia đình vay vốn ngân hàng chính sách lần đầu thì các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủphải thỏa thuận cử một cá nhân trong số các thành viên này đại diện theo ủy quyền để đứng tên người vay và thực hiện các giao dịch với Ngân hàng chính sách nơi cho vay.