Các Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí Ở Châu Âu Là

Các Nguyên Nhân Gây Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí Ở Châu Âu Là

Môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta. Không khí có nhiệm vụ cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó có con người. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của tất cả các sinh vật trên trái đất.

Môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta. Không khí có nhiệm vụ cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó có con người. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của tất cả các sinh vật trên trái đất.

Hành vi nào bị nghiêm cấm để tránh gây ô nhiễm môi trường?

Để môi trường sống xung quanh chúng ta tránh bị ô nhiễm, Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường đã liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo môi trường như sau:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đồ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định pháp luật

- Xả nước thải, khí thải chưa được xử lý đạt chuẩn kỹ thuật ra môi trường.

- Phát tán, thải chất độc hại, vi rút lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên ra ngoài môi trường.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức chuẩn cho phép; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đảm bảo điều kiện.

- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện các công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.

- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường gây hậu quả xấu.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa chất độc hại vượt chuẩn.

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Chất gây ô nhiễm môi trường là gì? Phân loại thế nào?

Theo khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất ô nhiễm môi trường là những chất hóa học hoặc các tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm.

Trong đó, chất ô nhiễm được chia thành chất ô nhiêm khó phân hủy và chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

- Chất ô nhiễm khó phân hủy: Chất ô nhiễm có độc tính cao và khó phân hủy. Chất này có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

- Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy: Chất ô nhiễm khó phân hủy là chất được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

Các loại ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Thực tế tại Việt Nam đang tồn tại các dạng ô nhiễm môi trường sau đây:

Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một số chất lạ, chất bị biến đổi thành phần khiến cho không khí mất đi sự trong lành, gây nên mùi khó chịu và có thể gây hạn chế tầm nhìn của con người.

Hiện nay, chất lượng không khí tại Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị lớn đang ngày càng sụt giảm, bụi mịn có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe con người (nhất là các bệnh về hô hấp) và hệ sinh thái với các cơn mưa axit phá hủy mùa màng, hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng thiên nhiên bất thường.

Có rất nhiều nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí nhưng chủ yếu đến từ con người do những hoạt động hàng ngày, hoạt động công nghiệp đã thải vào không khí những chất độc hại.

Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng suy thoái của lớp đất trên bề mặt do rác thải và sự suy kiệt tài nguyên gây cùng với hoạt động của con người gây nên. Điển hình có thể kể đến các hành vi như xả thải chất ô nhiễm, sử dụng quá mức chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khai thác khoáng sản, phá rừng làm xói mòn đất… Khi đất bị ô nhiễm, môi trường sống của các loài động vật, thực vật trên thế giới sẽ bị tổn hại nặng nề. Bên cạnh đó, việc tài nguyên thiên nhiên bị phá hủy cũng gây tác hại nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống con người.

Ô nhiễm môi trường nước là khi trong nước xuất hiện các chất lạ hoặc có sự biến đổi tiêu cực làm cho nguồn nước trở nên độc hại với sinh vật và con người. Ô nhiễm môi trường nước có tác động nghiêm trọng đến môi trường, làm giảm độ đa dạng sinh vật và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.

Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Trong đó điển hình và trầm trọng nhất ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, nơi tập trung đông dân cư, chất thải xả ra nguồn nước mặt với số lượng lớn. Thực tế cũng có rất nhiều cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp không qua xử lý làm mức độ ô nhiễm càng nghiêm trọng, thậm chí nhiều cao sông, ao hồ lớn “chết trắng” vì ô nhiễm.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

- Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất, các nhà máy không ngừng xả chất thải ra môi trường. Để tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, một số doanh nghiệp đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ gây ô nhiễm

- Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt trong đời sống của con người, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm nước, làm nước bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước.

- Hoạt động nông nghiệp: Người nông dân thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón,…để bảo vệ và gia tăng năng suất cây trồng. Các chất độc này sẽ đi theo nước tưới, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

- Hoạt động công nghiệp: Việc khai thác quặng, luyện kim, dệt,…thải ra chì, thủy ngân và nhiều kim loại độc hại khác lấy đi các chất ở trong đất, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất của đất.

- Hoạt động nông nghiệp: Các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp ngấm xuống đất cũng gây ô nhiễm môi trường đất.

- Chất thải từ sinh hoạt: Rác, chất thải sinh cũng là một tác nhân gây ô nhiễm đất.

* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

- Chất thải công nghiệp: Các ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, luyện kim,…được xem là nguyên nhân khiến lượng khí thải nhà kính tăng chóng mặt. Quá trình sản xuất điện cũng thải ra lượng lớn khí CO2 độc hại.

- Hoạt động sinh hoạt của con người: Việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, các thiết bị gia dụng như máy lạnh, tủ lạnh,…xả không ít khí thải độc hại ra môi trường nhưu CO2, CFC,…

Hành vi gây ô nhiễm môi trường bị xử lý như thế nào?

Cá nhân tổ chức thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà họ có thể bị phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Căn cứ Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí bị phạt như sau:

- Hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường: Phạt 40 - 50 triệu đồng.

- Hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt chuẩn:

+ Vượt mức chuẩn dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 50 - 80 triệu đồng.

+ Vượt mức chuẩn từ 03 - 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 - 10 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 80 - 100 triệu đồng.

+ Vượt mức chuẩn từ 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 100 - 150 triệu đồng.

7.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Bên cạnh việc hiểu rõ ô nhiễm môi trường là gì, cá nhân, tổ chức cần tránh thực hiện vi ô nhiễm môi trường, nếu không thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây ô nhiễm môi trường tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 như sau:

- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 - dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng hoặc từ 3.000 - dưới 10.000 kg chất thải nguy hại khác. - Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 - dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng hoặc từ 1.500 - dưới 3.000 kg chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Xả thải ra môi trường từ 500 - dưới 5.000 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 - dưới 500 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên. - Xả thải ra môi trường 500 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 - 500 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn từ 05 - 10 lần hoặc từ 100 - dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải vượt chuẩn 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Thải ra môi trường từ 150.000 - dưới 300.000 m3/giờ khí thải vượt quy từ 05 - dưới 10 lần hoặc từ 100.000 - dưới 150.000 m3/giờ khí thải vượt quy 10 lần trở lên. - Thải ra môi trường 150.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 - dưới 150.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 - dưới 100.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 - dưới 200.000 kg hoặc từ 70.000 - dưới 100.000 kg nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 - dưới 200 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 - dưới 0,01 mSv/giờ.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng

- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 - dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm hoặc từ 10.000 - dưới 50.000 kg chất thải nguy hại khác;

- Xả thải ra môi trường từ 5.000 - dưới 10.000 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 - dưới 5.000 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên;

- Thải ra môi trường từ 300.000 - dưới 500.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 - dưới 300.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên;

- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 - dưới 500.000 kg

- Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 - dưới 400 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 - dưới 0,02 mSv/giờ;

- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm

- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm  hoặc 50.000 kg trở lên chất thải nguy hại khác; - Xả thải ra môi trường 10.000 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 5.000 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên; - Thải ra môi trường 500.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 300.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên; - Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kg trở lên; - Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 mSv/năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 mSv/giờ trở lên; - Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

Phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm

Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi: “Ô nhiễm môi trường là gì?” cùng các vấn đề liên quan đến bảo vệ mội trường. Nếu còn vấn đề vướng mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Tờ Le Monde (Pháp) dẫn cáo buộc của Tòa án châu Âu cho biết, Bun-ga-ri đã không tuân thủ quy định về bảo đảm chất lượng không khí từ nhiều năm qua. Bầu không khí ở các thành phố lớn như Xô-phi-a, Plốp-đíp hay Vác-na đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Mặc dù EU đã cảnh báo nhiều lần, song Chính phủ Bun-ga-ri vẫn chưa có biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này. “Hằng năm, ô nhiễm không khí đã khiến 400.000 người dân của EU chết sớm. Vì thế, việc Bun-ga-ri bị Tòa án châu Âu xét xử đã làm các tổ chức bảo vệ môi trường rất hài lòng”, bà Lu-i-dơ Đuy-prết (Louise Duprez), phụ trách về mảng ô nhiễm không khí của Cơ quan môi trường châu Âu, cho biết.

Các nhà máy hoạt động ngay trong thủ đô Xô-phi-a của Bun-ga-ri là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Ảnh: Le Monde

Chính phủ Bun-ga-ri thanh minh rằng, do điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn khiến các giải pháp giảm khí thải gây ô nhiễm không khí không đạt kết quả như mong muốn. “Hai nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất tại Bun-ga-ri là từ hệ thống sưởi và giao thông đường bộ. Chẳng hạn, do đời sống khó khăn, vào mùa đông, than và củi là hai nhiên liệu chủ yếu được người dân Bun-ga-ri dùng để sưởi ấm, nhưng lại phát thải nhiều khí độc hại”, đại diện của Chính phủ Bun-ga-ri cho hay.

Tuy nhiên, các lý lẽ này không thuyết phục được những thẩm phán của EU. Tòa án châu Âu đã yêu cầu Bun-ga-ri khẩn cấp đưa ra các giải pháp để cải thiện chất lượng không khí, nếu không Bun-ga-ri sẽ phải chịu các án phạt nghiêm khắc về tài chính. Phát ngôn viên phụ trách về môi trường của Ủy ban châu Âu (EC) cho Le Monde biết, khoản tiền phạt được tính căn cứ vào ba yếu tố: Mức độ vi phạm quy định, khoảng thời gian vi phạm và điều kiện kinh tế của quốc gia đó tính dựa theo tổng thu nhập quốc nội.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 6,5 triệu người trên thế giới chết vì ô nhiễm không khí, trong đó có hơn 3 triệu người sống tại các thành phố. Trong khi đó, EC đã cảnh báo 5 nước gồm Đức, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a và Anh vì vi phạm mang tính hệ thống những giới hạn của EU liên quan tới ô nhiễm không khí. 5 nước châu Âu này có hàm lượng khí NO2 vượt ngưỡng cho phép, thủ phạm gây ra bệnh phổi và bệnh tim. NO2, loại khí được thải ra chủ yếu từ xe chạy bằng dầu đi-ê-den, là loại khí độc hại gấp 10 lần so với xe tải nặng và xe buýt. Thống kê của Cơ quan môi trường châu Âu cho biết, ô nhiễm do khí NO2 đã khiến hàng chục nghìn người qua đời sớm trên khắp châu Âu, trong đó I-ta-li-a là quốc gia có nhiều người qua đời sớm vì khí NO2.

Trong bản báo cáo về chính sách môi trường của các nước thuộc EU, EC đã lưu ý “những vấn đề dai dẳng” của I-ta-li-a trong việc xử lý nước thải, nhất là ở khu vực miền Nam của đất nước "hình chiếc ủng". Bên cạnh đó, I-ta-li-a cũng bị chỉ trích do tình trạng ô nhiễm không khí và khói bụi vẫn ở mức cao ở khu vực miền Bắc. EC cảnh báo I-ta-li-a có thể bị phạt tới 1 tỷ ơ-rô vì đã để xảy ra tình trạng “bụi mịn” vượt ngưỡng an toàn của châu Âu. Trong những tháng đầu năm nay, có tới 9 thành phố của I-ta-li-a có mức ô nhiễm “bụi mịn” vượt ngưỡng ít nhất là trong nửa số thời gian này. Báo cáo của EC khuyến nghị, I-ta-li-a có thể đưa ra loại thuế áp dụng trên toàn quốc đối với các điểm chôn lấp rác thải nhằm giảm bớt tình trạng chôn lấp rác thải. Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường của EU đã khiến I-ta-li-a thiệt hại hàng chục triệu ơ-rô tiền phạt đối với các điểm chôn lấp rác thải bất hợp pháp. Năm 2015, I-ta-li-a đã bị EU phạt 20 triệu ơ-rô liên quan đến xử lý rác thải và nếu chậm áp dụng luật xử lý rác thải sẽ bị phạt thêm 120.000 ơ-rô/ngày. Bên cạnh đó, các nghị sĩ của Nghị viện châu Âu (EP) đã đưa ra bản khuyến nghị kêu gọi các nước thành viên và EC hành động nhanh chóng để cải thiện khả năng kiểm soát các hãng sản xuất ô tô, nhằm ngăn chặn những vụ gian lận mới trong kiểm định các tiêu chuẩn về môi trường.

Các nhà máy nhiệt điện dùng than làm nhiên liệu có lượng tiêu hao than từ 0,4 đến 0,8 kg/kwh. Nguồn cung cấp than là các mỏ than vùng đông bắc. Theo TS Phạm Ngọc Đăng: năm 1993 các nhà máy tiêu thụ gần 480.000 tấn than và thải ra khí quyển 6.713 tấn khí SO2; 2.724 tấn NOx; 277,9 × 103 tấn CO2 và 1491 tấn bụi. Đây là nguồn gây ô nhiễm rất lớn nhưng việc khắc phục còn rất khó khăn và tốn kém. Các nhà máy dùng dầu F.O làm nhiên liệu chủ yếu tập trung ở phía nam như Thủ đức – Cần thơ – Hiệp phước. Nguồn khí thải chủ yếu là CO và SOx do trong dầu F.O hàm lượng lưu huỳnh rất cao (tới 3%). Với các nhà máy dùng khí làm nhiên liệu thì nguồn gây ô nhiễm không khí là CO2, NO2. Ngành khai thác than: Ngành khai thác than có nguồn phát sinh bụi than từ các tuyến vận chuyển, phân loại than. Ngành này cũng tiềm ẩn khả năng làm biến đổi môi trường – sinh thái vùng khai thác do cây cối bị triệt phá, đất đá bị đào xới… Ngành khai thác dầu khí: Nguồn phát thải chất ô nhiễm là việc đốt bỏ khí đồng hành và những sự cố rò rỉ khí đốt trên các tuyến vận chuyển, sử dụng. Công nghiệp hóa chất: Hóa chất cơ bản: chúng ta ít có nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản lớn , nhất là ở khu vực phía Nam. Nhưng có một số nhà máy công nghiệp khác có theo dây chuyền sản xuất hóa chất xút – clo trên cơ sở điện phân muối ăn. Tại những cơ sở này, hơi Clo được thải bỏ tự do vào không khí là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tùy theo các dạng sản phẩm làm ra mà các cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản có chất thải làm ô nhiễm môi trường khí. Ví dụ: SO2 từ công nghệ sản xuất acide sunfuric; clo từ công nghệ điện phân muối ăn. Phân hóa học: nguồn ô nhiễm lớn nhất tại các nhà máy phân hóa học là bụi, sau đó là hơi SO2 và fluo nếu là dây chuyền sản xuất super lân, hay NH3, CO2 nếu là sản xuất phân đạm. Thuốc trừ sâu: các nhà máy thuốc trừ sâu ở nước ta có hai dạng chính là thuốc trừ sâu dạng lỏng và rắn. Ở các nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ là loại có độc tính cao. Trong quá trình pha chế, đóng gói thành phẩm, có hơi thuốc trừ sâu bay hơi vào không khí gây ô nhiễm môi trường khí. Ngoài ra phải kể tới bụi ở các dây chuyền sản xuất thuốc bột và hột bay vào môi trường không khí. Tuy khối lượng không nhiều nhưng khí thải của các xí nghiệp này rất độc hại nên cần đặc biệt chú ý. Công nghiệp luyện kim: Cả nước chỉ có một nhà máy luyện gang từ quặng sắt ở Thái nguyên. Nhà máy này vừa luyện gang và luyện cốc, khí thải của nhà máy chứa nhiều CO, CO2, CyHx, SOx, NH3 và bụi… Hiện nay nhà máy sản xuất với năng suất rất thấp. Ngoài ra còn có nhiều lò luyện thép dùng hồ quang điện ở cả miền Nam và miền Bắc. Khi hoạt động, lò luyện thường làm ô nhiễm khu xung quanh vì khói bụi của quá trình sản xuất. Trong khí thải của lò, lượng CO cho tới 15% – 20% (thể tích); H2 chiếm 0.5% – 35%.Tải lượng bụi trung bình tính theo thành phẩm là 6-9Kg/tấn thép hay 3~10g/m3 khí thải. Thành phần chủ yếu của bụi là oxýt sắt, ngoài ra còn có oxít măng gan, canxi, ma nhê… Đây đang là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhất ở các khu công nghiệp, chưa kể tới trong các nhà máy này còn có các lò nung đốt dầu FO thải ra môi trường các loại khí độc hại đặc trưng. Cùng ở dạng này ta còn gặp các lò sản xuất đất đèn, đá mài…Cũng là loại lò nung dùng hồ quang điện. Chúng ta còn phải chú ý đến khí thải của hàng trăm cơ sở nấu đúc kim loại nằm trong khu vực dân cư. Các loại lò này thường dùng dầu FO và than đá làm nhiên liệu,nấu lại kim loại và phế liệu nên khói thải của các cơ sở thường làm ô nhiễm khu vực xung quanh. Công nghiệp vật liệu xây dựng: Sản xuất xi măng: Hiện chúng ta đang có rất nhiều nhà máy sản xuất xi măng. Bao gồm hai công nghệ chính là xi măng lò đứng công suất thấp, chất lượng thấp, sản xuất thô sơ và xi măng lò quay có công suất và chất lượng cao. Khí thải từ lò nung xi măng có hàm lượng bụi, CO, CO2, Fluor rất cao và cỏ khả năng gây ô nhiễm nếu không được kiểm soát tốt. Hiện tại, vấn đề ô nhiễm môi trường do bụi và khói ở một vài nhà máy xi măng vẫn đang chưa được giải quyết. Sản xuất gạch đất nung: Tại các cơ sở công nghiệp lớn, gạch đất nung trong các lò tuy-nen dùng nhiên liệu là dầu DO hay FO, các nhà máy này phát thải vào không khí chất gây ô nhiễm do đốt dầu vẫn đang tồn tại, còn chưa được giải quyết triệt để. Chất gây ô nhiễm là tro bụi, CO2, SOx. Tại các lò gạch thủ công dùng trấu, củi, than làm ô nhiên liệu,do đặc tính công suất nhỏ, ở rải rác nên khí thải chứa tro bụi, CO2 ảnh hưởng tới các nhà dân lân cận. Khi tập trung thành các làng nghề thì vấn đề sẽ trở nên bức xúc hơn. Sản xuất gạch gốm, đồ gốm sứ: Các nhà máy sản xuất gạch ceramic có nguồn phát thải lớn chất gây ô nhiễm vào không khí là tháp sấy Kaolin và lò nung. Trong khí thải thường chứa: CO, CO2, Fluor, SOx… Lò nung thải khí thải đốt nhiên liệu dầu mỏ trừ các xí nghiệp có lò nung dùng gaz. Bụi từ dây chuyền cân trộn nghiền cao line và phụ gia. Khí thải từ các loại lò đốt: Lò đốt nhiên liệu là tên gọi chung cho tất cả các loại như lò hơi, lò nung, lò rèn, buồng sấy…dùng để đốt nhiên liệu rắn hay lỏng lấy nhiệt lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đời sống. Quá trình cháy trong lò sẽ sinh ra khí thải có nồng độ CO2, CO, SOx, NOx và tro bụi. Tùy theo đặc điểm của mục đích sử dụng mà khí thải của lò đốt còn mang theo các chất ô nhiễm đặc trưng khác. Khi tính toán lắp dựng lò đốt và ống thải không hợp lý, khí thải lò đốt sẽ làm ô nhiễm không khí vùng lân cận dưới chiều gió. Cần phải có sự chú ý đặc biệt tới lò đốt rác thải vì ngoài khí thải do cháy nhiên liệu còn có khí thải do các thành phần của rác cháy hay bốc hơi vào khí thải.

(TN&MT) - Ngày 7/12, Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) cho biết, mặc dù, tình trạng ô nhiễm không khí đã được cải thiện trong 2 thập kỷ qua và mức độ ô nhiễm đã giảm do lệnh phong tỏa trong bối cảnh dịch Covid-19 vào năm ngoái, nhưng phần lớn người dân ở các thành phố châu Âu phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm không khí ở mức có hại cho sức khỏe.

Khói bốc lên từ một nhà máy sản xuất than cốc ở làng Lukavac gần Tuzla, Bosnia. Ảnh: Reuters

Ô nhiễm không khí là nguy cơ sức khỏe môi trường lớn nhất ở châu Âu, với các hạt vật chất mịn gây ra 307.000 ca tử vong sớm ở Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2019, tuy nhiên, theo EEA, con số này ít hơn khoảng 33% so với năm 2005.

EEA cho biết, khoảng 97% dân số thành thị của EU tiếp xúc với các hạt vật chất mịn có nồng độ vượt quá hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2019, trong khi 94% đối mặt với nồng độ Nitơ điôxít vi phạm tiêu chuẩn của WHO.

Tiếp xúc với ô nhiễm không khí cung liên quan đến ung thư phổi, bệnh tim mạch và hen suyễn. Tuy vậy, dữ liệu tạm thời trong năm 2020, chưa được xác thực đầy đủ, đã chỉ ra một số cải thiện trong vấn đề ô nhiễm không khí. EEA cho rằng, điều đó, có thể là do điều kiện thời tiết và lệnh phong tỏa trong đại dịch, tạm thời hạn chế hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm và giao thông.

Tại 27 quốc gia thành viên của EU và các quốc gia châu Âu khác, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ và Kosovo, 95% trạm giám sát chất lượng không khí đã ghi nhận nồng độ các hạt mịn vượt quá hướng dẫn của WHO vào năm 2019 và giảm xuống còn 92% trạm vào năm 2020. Tương tự, 79% trạm giám sát chất lượng không khí đã ghi nhận nồng độ Nitơ đioxit cao hơn hướng dẫn của WHO vào năm 2019 và giảm xuống còn 71% trạm trong năm 2020.

Nồng độ hạt bụi mịn được tạo ra từ các nguồn bao gồm giao thông, công nghiệp, và ở Trung và Đông Âu có liên quan đến việc đốt nhiên liệu rắn để sưởi ấm trong nhà. Bosnia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan và Bulgaria thuộc những quốc gia có mức độ nồng độ hạt mịn cao nhất. Các điểm nóng về ô nhiễm NO2, chủ yếu do giao thông đường bộ, bao gồm Đức và Luxembourg.

Báo cáo nêu rõ khoảng cách giữa các giới hạn của WHO mà tổ chức này đã thắt chặt vào năm nay sau khi xem xét các bằng chứng khoa học về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe và giới hạn chất lượng không khí của riêng EU, vốn đã lỏng lẻo hơn nhiều.

Chỉ 1% các trạm giám sát chất lượng không khí ghi nhận nồng độ hạt mịn hoặc NO2 cao hơn mức giới hạn của EU vào năm ngoái. EU cho biết, họ sẽ sửa đổi các tiêu chuẩn chất lượng không khí của Liên minh vào năm tới, để phù hợp hơn với tiêu chuẩn của WHO.