Bảo Vệ Môi Trường Nước Bao Gồm Các Nội Dung Nào

Bảo Vệ Môi Trường Nước Bao Gồm Các Nội Dung Nào

Mức phí bảo vệ môi trường đối chất thải rắn được quy định tại Nghị định 164 về phí bảo vệ môi trường, đã hết hiệu lực vào ngày 15/07/2023 và được thay thế bởi Nghị định số 27/2023/NĐ-CP. Nghị định mới này cụ thể hóa mức thu phí bảo vệ môi trường cho các hoạt động khai thác khoáng sản như sau:

Mức phí bảo vệ môi trường đối chất thải rắn được quy định tại Nghị định 164 về phí bảo vệ môi trường, đã hết hiệu lực vào ngày 15/07/2023 và được thay thế bởi Nghị định số 27/2023/NĐ-CP. Nghị định mới này cụ thể hóa mức thu phí bảo vệ môi trường cho các hoạt động khai thác khoáng sản như sau:

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:

Phí bảo vệ môi trường nước sinh hoạt

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được quy định là 10% trên giá bán của 1 m³ nước sạch, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định mức phí cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí cụ thể.

Phí bảo vệ môi trường đối với nước công nghiệp

Các cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình hàng năm dưới 20 m³/ngày sẽ phải nộp mức phí cố định dựa trên khối lượng nước thải, mà không áp dụng mức phí biến đổi. Cụ thể, trong năm 2020, mức phí bảo vệ môi trường được quy định là 1.500.000 đồng/năm. Việc hiểu rõ các quy định về mức phí này là rất quan trọng, giúp các cơ sở công nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính và góp phần vào công tác bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Đối với cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20m3 /ngày trở lên phí tính theo công thức sau: F = f + C

f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.

C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

Nội dung và nguyên tắc trong FTA

Mặc dù chưa có sự thống nhất về mặt khái niệm nhưng thường thì FTA nào cũng đảm bảo các nội dung sau đây:

Thứ nhất là những quy định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan. Theo đó, mỗi quốc gia tham gia ký thỏa thuận FTA đều phải cam kết cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan. Đồng thời, cho phép các hàng hóa dịch vụ giữa các nước thành viên được xuất nhập khẩu.

Thứ hai là quy định danh mục những mặt hàng được đưa vào cắt giảm thuế quan. Loại hàng hóa dịch vụ được đưa vào ký kết sẽ phụ thuộc vào kết quả của hoạt động đàm phán. Có một số loại thuế nhạy cảm sẽ cắt giảm chậm hơn hoặc không được cắt giảm.

Thứ ba là quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu. Các Hiệp định thương mại tự do phải có phần mục nội dung quy định rõ ràng về khoảng thời gian hay lộ trình áp dụng cắt giảm thuế. FTA thường có thời gian kéo dài dưới 10 năm.

Thứ tư là quy định về quy tắc xuất xứ. Đây là quy định hết sức quan quan trọng và không thể thiếu trong FTA. Mỗi loại hàng hóa dịch vụ khác nhau sẽ có những quy định về việc mức cắt giảm thuế khác nhau. Những mặt hàng được sản xuất ở các nước tham gia vào thỏa thuận FTA sẽ được nhận ưu đãi lớn hơn những mặt hàng sản xuất ở các nước khác.

Nếu bạn đang cần nghiên cứu xem lô hàng xuất nhập khẩu của bạn được hưởng các ưu đãi như thế nào thì chắc chắn cần nắm rõ nội dung thứ tư. Mặc dù chúng ta có thể hiểu đơn giản (nhưng không phải luôn đúng) với nhau rằng “Hàng hóa mang từ nước A sang nước B, thường là có xuất xứ từ nước A”.

Chỉ cần thảo luận về “tiêu chí xuất xứ” cũng có thể khiến nhiều doanh nghiệp mới phải bối rối. Ở đây tôi có thể kể đến trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ HongKong - 1 vùng lãnh thổ được nhiều quốc gia công nhận là của Trung Quốc. Tuy nhiên, lô hàng của bạn sẽ không được hưởng ưu đãi nếu căn cứ vào ACFTA (Hiệp định FTA giữa ASEAN và Trung Quốc). Hay trường hợp hàng hóa từ Trung Quốc đại lục về Việt Nam nhưng tỷ lệ % của Trung Quốc trong lô hàng không đủ để tiêu chí xuất xứ kết luận là hàng Trung Quốc (chẳng hạn dưới 40%), như vậy cũng sẽ không được hưởng ưu đãi theo quy chế quy định trong ACFTA.

Thứ nhất, đảm bảo sự công bằng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia: Cần xét một cách cẩn thận về tình hình kinh tế của mỗi nước để có thể đưa ra các hoạt động thỏa thuận một cách công bằng nhất.

Thứ hai, phải tạo được cơ hội phát triển mới: FTA được ký phải thúc đẩy quá trình thương mại 2 chiều giữa các thành viên trong hiệp đình. Suy cho cùng, FTA là 1 hợp tác kinh tế, nên khi tham gia các thành viên phải gia tăng được kim ngạch xuất nhập khẩu, đó mới là cái đích của tất cả các FTA trên thế giới.

FTA là gì? FTA bao gồm những nước nào và nội dung nguyên tắc trong FTA

Hiện nay, trên các phương tiện báo đài, FTA là một khái niệm xuất hiện rất nhiều và có liên quan đến việc hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Tuy nhiên có nhiều bạn chưa thực sự hiểu rõ và sẽ thắc mắc FTA là gì? Những nội dung và nguyên tắc trong FTA bao gồm những gì? FTA tác động thế nào tới doanh nghiệp bạn? Tất cả những điều này sẽ được giải đáp trong khuôn khổ bài viết dưới đây của Vinalogs.

"FTA là từ viết tắt của cụm từ Free Trade Area dịch ra có nghĩa là Hiệp định thương mại tự do. Đây là một hình thức liên kết về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia và thông qua đó các rào cản về thuế quan sẽ được giảm hoặc xóa bỏ"

Nhờ có các hiệp định thương mại tự do mà các quốc gia trên thế giới có thể từng bước hình thành một thị trường buôn bán thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.

Như vậy, dựa trên góc độ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, lô hàng của các bạn sẽ được hưởng lợi rất nhiều do được ưu đãi giảm thuế hoặc miễn thuế xuất nhập khẩu.

Có nhiều cách để phân chia các loại FTA, cách dễ nhất để những bạn mới dễ hiểu là chia theo số lượng thành viên trong FTA đó:

Đây chính là cách mà các doanh nghiệp có thể xác định được lô hàng xuất nhập khẩu của mình có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không. Chẳng hạn, bạn nhập khẩu hàng từ Trung Quốc, có thể căn cứ vào ACFTA và lô hàng được phía Trung Quốc cấp 1 CO Form E tương ứng, khi hàng về Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế theo biểu thuế suất Xuất Nhập khẩu hiện hành.

Chi tiết về CO form E bạn tham khảo tại bài viết: CO form E và những vấn đề liên quan.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thuộc 2 cách phân chia trên. Giả sử như vài nước trong liên minh EU ký FTA với 1 nước khác ngoài khối, thì vừa là FTA song phương, đồng thời cũng là FTA đa phương (tùy theo quan điểm coi nhóm nước trong EU kia là 1 khối kinh tế thống nhất hay chỉ là các nước trong cùng khu vực).

Vì thế chúng ta có cách phân chia FTA khác, đó là theo Quy mô và Nội dung cam kết:

FTA tác động thế nào dưới góc độ kinh tế Vi mô - Vĩ mô

Phần đông quan điểm cho răng khi Việt Nam tham gia 1 Hiệp định thương mại tự do thì sẽ xuất khẩu vào thị trường nước bạn dễ hơn vì thuế nhập khẩu hàng Việt Nam của các nước bản sẽ được cắt giảm; đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng vấp phải sự cạnh lớn hơn khi các sản phẩm làm ra sẽ gặp phải các sản phẩm của nước bạn xuất sang. Tức là vừa có tích cực - vừa có tiêu cực. Nhưng cá nhân tôi cho rằng cả 2 điều đó đều tích cực.

Đầu tiên, cần phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta là nước đang phát triển và nhập siêu. Hằng năm chúng ta xuất khẩu rất lớn nếu tính về khối lượng nhưng giá trị thì chưa cao. Các mặt hàng chúng ta xuất khẩu chủ lực là nông sản, thủy hải sản, dệt may nhưng chúng ta phải nhập về máy tính, thiết bị điện tử, ô tô, và các hàng hóa công nghệ cao.

Nếu không có FTA, các hàng hóa của nước ta khi xuất khẩu sang các nước phát triển gặp thêm nhiều vấn đề mới đến được tay người tiêu dùng mà vấn đề chủ yếu là vì giá, mà giá cao cũng một phần nhiều là do thuế. Do vậy, FTA giúp lô hàng của Việt Nam bán vào thị trường các nước lớn dễ hơn. Đây là điểm tích cực thứ nhất.

Xét theo chiều ngược lại, FTA làm cho hàng hóa của nước bạn đi vào nước ta dễ dàng hơn, người tiêu dùng Việt Nam có nhiều sự lựa chọn hơn. Mặc dù doanh nghiệp trong nước vấp phải cạnh tranh nhưng nó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như thay đổi mạnh mẽ trong môi trường sân chơi không phải của riêng mình.

Ở trên tôi đã trình bày khái quát nhất về tác động của FTA tới nền kinh tế vĩ mô. Mà chúng ta biết rằng quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và vi mô là quan hệ tác động 2 chiều nên chắc chắn FTA cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vậy doanh nghiệp nhập khẩu của bạn sẽ được gì? Sẽ vẫn là về thuế, thuế giảm thì giá sản phẩm của bạn nhập về giảm, giúp cho bạn bán ra thị trường dễ dàng hơn.

Còn nếu bạn là doanh nghiệp xuất khẩu? Sẽ hơi lúng túng 1 chút trong việc xác định xuất xứ. Bạn phải đánh giá được chắc chắn hàng hóa của bạn có được tính là có xuất xứ từ Việt Nam hay không, thì khi hàng sang đến nước nhập khẩu phía đối tác họ mới được hưởng ưu đãi thuế. Nếu bạn xác định sai tiêu chí xuất xứ, rất có thể hàng của bạn khi xuất khẩu sang nước lớn vấp phải hạn ngạch, bị đẩy lên thuế cao hoặc áp thêm thuế chống bán phá giá.

Ví dụ thực tế: Doanh nghiệp của bạn nhập phôi thép của Trung Quốc về Việt Nam, để sản xuất ra các sản phẩm thép dùng trong xây dựng, sau đó xuất khẩu đi Mỹ. Vậy theo bạn khi lô hàng sang đến nửa kia bán cầu thì họ sẽ đánh giá lô hàng này xuất xứ Việt Nam hay Trung Quốc? Nếu chưa có câu trả lời hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.

Trên đây là những nội dung tìm hiểu tổng quan về FTA là gì và các nội dung nguyên tắc trong FTA. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về FTA và hữu ích đối với bạn.

Bảo vệ, ngăn ngừa, kiểm soát nhằm hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường tự nhiên nói riêng đang ngày càng trở nên bức xúc. Thực tế cho thấy, chi phí cho việc phòng ngừa, kiểm soát bao giờ cũng hiệu quả và ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc xảy ra ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường rồi mới tiến hành khắc phục. Vì thế, khoản 6, Điều 4, nguyên tắc bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường 2014 của nước ta đã nêu rất rõ: Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường .

Tại các đô thị ở nước ta hiện nay, ô nhiễm môi trường tự nhiên đang ngày càng nặng nề. Hiện tượng đổ rác, xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vào các sông ngòi, ao, hồ, diễn ra phổ biến. Việc tồn tại các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm xen kẽ các khu dân cư cũng đang là một trong những vấn đề bức xúc đối với những người dân tại các khu đô thị.

Ở các vùng nông thôn, ô nhiễm môi trường tự nhiên cũng không kém phần căng thẳng. Việc sử dụng hóa chất trong canh tác nông nghiệp, trong nuôi, trồng thủy sản diễn ra ngày càng nhiều. Những khu rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn bị tàn phá, nhiều loài chim thú đang có nguy cơ tuyệt chủng do hoạt động săn bắn bừa bãi của con người, đặc biệt nạn ô nhiễm môi trường tại các làng nghề đã đến mức báo động.

Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra nhu cầu khai thác ngày càng nhiều những yếu tố của môi trường tự nhiên như đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng và đa dạng sinh học. Những hoạt động trên đã làm ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng môi trường tự nhiên, đang phá hủy cân bằng tự nhiên, làm mất cảnh quan khu vực, phát xả chất thải, chất độc hại vào môi trường, gây xói mòn đất, ô nhiễm nguồn nước (do chứa kim loại nặng, độc hại, phóng xạ) ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hệ thống thực vật. Do đó, việc ngăn ngừa và kiểm soát tốt môi trường tự nhiên ngay từ đầu có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên hiện nay. Đầu tiên, chúng ta cần áp dụng tốt và hiệu quả hệ thống xử lý chất thải tập trung đúng quy chuẩn kỹ thuật, thì hậu quả của việc ô nhiễm, suy thoái môi trường sẽ được hạn chế rất nhiều và không quá căng thẳng như hiện nay.

Cùng với tăng cường đầu tư và áp dụng hệ thống xử lý chất thải tập trung đúng quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, thì việc kiên quyết, nghiêm túc thực hiện phân tích đánh giá tác động môi trường và quy hoạch môi trường ngay từ đầu cũng là một trong những biện pháp tốt để ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. Đánh giá tác động môi trường là nội dung quan trọng đầu tiên trong nghiên cứu môi trường, phục vụ cho việc xây dựng các dự án kinh tế, xã hội. Mục đích của đánh giá môi trường là xác định và dự báo các tác động tiêu cực hoặc tích cực của các hoạt động kinh tế, xã hội, chính sách, luật pháp đến môi trường một khu vực, một vùng hoặc toàn quốc, xác định hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường, hiện trạng tài nguyên (trữ lượng, chất lượng, tình trạng khai thác và sử dụng) trên cơ sở đó lựa chọn những phương án bảo vệ, kiểm soát môi trường hiệu quả nhất. Nếu ngay từ đầu, các chủ thể và doanh nghiệp tuân thủ các quy định trong đánh giá hiện trạng môi trường, lập báo cáo đánh giá nghiêm túc tác động môi trường trong các dự án sẽ hạn chế được tối đa ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.

Ngoài ra, nhằm ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường, Nhà nước cần có những chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng những công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong khai thác, sử dụng hợp lý các yếu tố của môi trường tự nhiên; trong xử lý chất thải (rác thải, nước thải, khí thải) nhằm ngăn chặn ô nhiễm tại nguồn, tránh sự tốn kém trong xử lý ô nhiễm khi chúng đã xảy ra.

Bảo vệ, cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường tự nhiên bảo đảm sự tuần hoàn của các hệ sinh thái

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tác động của con người lên hệ sinh thái ngày càng mạnh mẽ khiến cho hệ sinh thái thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết. Việc chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp đang khiến nhiều loài động, thực vật quý hiếm tuyệt chủng, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước và biến đổi khí hậu. Việc chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị cũng tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ ở nhiều địa phương trong cả nước. Việc khai thác khoáng sản bừa bãi đang gây ra nhiều tác động xấu đến địa hình, đất đai, nguồn nước. Việc đưa vào hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân hủy như các chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại đã làm suy thoái, hủy hoại hệ sinh thái nghiêm trọng. Tất cả hệ lụy từ hoạt động đó của con người khiến cho hành động bảo vệ, cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường tự nhiên, bảo đảm sự tuần hoàn của hệ sinh thái càng trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết.

Tốc độ và quy mô công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đã và đang nhanh chóng làm biến đổi môi trường tự nhiên ở cả thành thị và nông thôn. Phần lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất mới được thành lập nằm rải rác ở các địa phương trong cả nước, chưa có hệ thống xử lý rác thải, nước thải hợp chuẩn. Đó là chưa kể khối lượng rác thải sinh hoạt, chất thải y tế chưa được xử lý đúng tiêu chuẩn đang được xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Do đó, hoạt động cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường tự nhiên cần tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước mưa, nước thải tại các đô thị, khu công nghiệp, vùng nông thôn, miền núi, bảo đảm cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho các khu vực này đồng thời phải cải tạo đất đai do bị suy thoái và ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc khai thác khoáng sản đang trở thành vấn đề nổi cộm, bức xúc trong dư luận hiện nay. Hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta hiện đang làm biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực, tích tụ hoặc phát tán chất thải. Tình trạng chiếm dụng diện tích đất trồng trọt, cây xanh để đổ đất, đá thải đang khiến cho đất đai và nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, việc nghiêm túc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản nhằm thiết lập sự cân bằng sinh thái đang bị phá vỡ hiện nay để phục hồi, cải thiện chất lượng môi trường là việc làm cần thiết và cấp bách.

Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong bảo đảm cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học là bảo vệ các động vật hoang dã. Hiện nay, việc bắt nhốt, bắn giết, buôn bán động vật hoang dã trái phép đang diễn ra ngày càng phổ biến. Cùng với bảo vệ các loài động vật hoang dã là việc bảo vệ, cải tạo, phục hồi những cánh rừng đang kêu cứu. Nạn phá rừng đang diễn ra nghiêm trọng ở nước ta hiện nay, tất yếu dẫn đến sự nghèo kiệt của đất đai, sự biến mất dần của các loài sinh vật quý hiếm, tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất. Mặt khác, khai thác quá mức tài nguyên làm mất cân bằng sinh thái dẫn đến làm suy kiệt nguồn nước (cả nước mặt và nước ngầm). Do đó, bảo tồn đa dạng sinh học phải là một trong những giải pháp then chốt nhằm ứng phó, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả những yếu tố của môi trường tự nhiên vì sự phát triển bền vững của đất nước

Sở dĩ cần phải khai thác và sử dụng hợp lý môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vì những yếu tố của môi trường tự nhiên như đất đai, nguồn nước, rừng, khoáng sản và đa dạng sinh học không phải là vô tận, nếu không khai thác và sử dụng hợp lý sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng. Do vậy, tính hiệu quả và hợp lý của việc khai thác môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay phải được thể hiện trên cả hai phương diện là kinh tế và môi trường.

Về phương diện kinh tế: Việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phải được thể hiện ở hai khía cạnh.

Thứ nhất, việc khai thác đó phải bảo đảm yêu cầu cho sự phát triển kinh tế, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nó được thể hiện thông qua năng suất lao động, thông qua hiệu quả kinh tế mà hoạt động khai thác đó đem lại. Điều này có nghĩa là, việc khai thác và sử dụng đất đai nguồn nước, khoáng sản, rừng và đa dạng sinh học được gọi là hiệu quả và hợp lý khi mà nguồn đầu vào là thấp nhất nhưng năng suất, chất lượng sản phẩm phải cao nhất. Tất nhiên tùy thuộc vào từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế thì các tiêu chí chung cần được cụ thể hóa thành hệ thống các tiêu chí riêng, phản ánh tính hiệu quả của việc khai thác và sử dụng hợp lý môi trường tự nhiên.

Thứ hai, khai thác và sử dụng các yếu tố cần thiết của môi trường tự nhiên phải hướng tới sự phát triển bền vững, nghĩa là phải đảm bảo rằng, việc khai thác và sử dụng đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng và đa dạng sinh học là để phục vụ cho nhu cầu tồn tại, phát triển của hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn những nhu cầu đó.

Về phương diện môi trường: Việc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên được coi là hợp lý khi nó không gây ra tác động xấu đến môi trường, tức là phải bảo đảm việc hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường do chính hoạt động khai thác và sử dụng đó gây ra, tiến đến không ngừng cải thiện, phục hồi, nâng cao chất lượng môi trường. Qua đó là bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung và giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với bảo vệ môi trường tự nhiên nói riêng. Tất nhiên, việc khai thác và sử dụng hợp lý môi trường tự nhiên hiệu quả, bền vững không phải là vấn đề đơn giản. Bởi lẽ, nó phải giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa một bên là các yếu tố trong môi trường tự nhiên thì có hạn với một bên là nhu cầu khai thác, sử dụng của con người là vô hạn, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết một khi con người tự giác nhận thức để nắm bắt được các quy luật của tự nhiên và hành động thuận theo những quy luật đó nhằm mục đích xác lập lại mối quan hệ hài hòa thống nhất giữa lợi ích của con người và lợi ích của môi trường.

Bảo vệ môi trường tự nhiên, chính là con người đang bảo vệ môi trường cho sự tồn tại và phát triển của mình - là một trong những yêu cầu quan trọng để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, là nhu cầu trong cuộc sống thường ngày của con người, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Bảo vệ môi trường tự nhiên không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa con người với tự nhiên mà còn bao gồm cả quan hệ giữa con người và con người. Do đó, bảo vệ môi trường tự nhiên chính là con người đang bảo vệ lợi ích của chính mình và lợi ích của các thế hệ tương lai./.-------------------------------------------------------

1. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh: Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

3. Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21-01-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện chiến chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội, 2014

Phí bảo vệ môi trường là một chính sách quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà còn là nghĩa vụ của từng cá nhân và tổ chức. Việc áp dụng phí bảo vệ môi trường không chỉ giúp thu hút nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường mà còn khuyến khích các hành vi thân thiện với môi trường từ phía doanh nghiệp và người dân.

Phí bảo vệ môi trường là khoản phí mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước nhằm mục đích bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. Khoản phí này được áp dụng đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Theo quy định của pháp luật, phí bảo vệ môi trường không chỉ là một nguồn thu cho ngân sách Nhà nước mà còn là công cụ để kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.