“Việt – Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.” Câu nói của Chủ tịch Hồ Chi Minh như một lời tuyên ngôn bất hủ về mối quan hệ hữu nghị kèo sơn Việt – Lào. Thật vậy, từ lâu, Lào luôn trở thành điểm đến của rất nhiều khách du lịch. Cũng đã trở thành thị trường đầu tư đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Vậy thủ tục đầu tư sang Lào có khó không? Cần những thủ tục gì? Chính sách ưu đãi của nước bạn ra sao? Hãy cùng PHAM DO LAW tìm hiểu qua bài viết sau đây.
“Việt – Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.” Câu nói của Chủ tịch Hồ Chi Minh như một lời tuyên ngôn bất hủ về mối quan hệ hữu nghị kèo sơn Việt – Lào. Thật vậy, từ lâu, Lào luôn trở thành điểm đến của rất nhiều khách du lịch. Cũng đã trở thành thị trường đầu tư đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Vậy thủ tục đầu tư sang Lào có khó không? Cần những thủ tục gì? Chính sách ưu đãi của nước bạn ra sao? Hãy cùng PHAM DO LAW tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Theo quy định Đầu tư hiện hành, các hoạt động đầu tư sau đây phải xin chủ trương đầu tư:
Các dự án đầu tư phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội gồm:
a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Các dự án đầu tư ra nước ngoài phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Trừ trường hợp quy định phải xin chấp thuận của Quốc hội gồm:
a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
Các dự án không thuộc phạm vi nêu trên thì không phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
Chi tiết về thủ tục, hồ sơ cũng như quy trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư được quy định tại Mục 2 Chương 5 Luật Đầu tư 2020.
Tại Luật Đầu tư 2020, Nhà nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam) đã nêu các nguyên tắc đầu về đầu tư nước ngoài như sau:
Thứ nhất, nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn khuyến khích việc đầu tư ra nước ngoài. Với mục đích là khai thác, phát triển và mở rộng thị trường và thu ngoài tệ. Cũng như tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Thứ hai, nhà nước CHXHCN Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại từ nước ngoài. Qua đó giúp nâng cao năng lực quản trị .Đồng thời giúp bổ sung nguồn lực nhằm phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Thứ ba, nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ pháp luật về Đầu tư; các pháp luật có liên quan. Đồng thời phải tuân thủ theo quy định pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Cũng như các điều ước quốc tế có liên quan. Và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư của mình.
Theo pháp Luật Đầu tư Lào quy định: hoạt động đầu tư có 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam là đầu tư hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Việt Nam. Và doanh nghiệp hoặc dự án ở Lào có thể là do một nhà đầu tư hoặc một nhóm các nhà đầu tư Việt Nam thực hiện.
Hoạt động đầu tư nằm ngoài danh sách kinh doanh có kiểm soát. Đây là các loại hình mở rộng hoạt động đầu tư tổng hợp. Trong đó nhà đầu tư chỉ cần thông báo đăng ký doanh nghiệp; hoặc xin phép hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp Lào và các quy định có liên quan. Mà không cần phải thông qua sự xem xét của cơ quan có liên quan.
Đầu tư nhượng quyền là một khoản đầu tư mà Nhà đầu tư được Nhà nước Lào cho phép. Theo quy định của pháp luật Lào để phát triển và kinh doanh. Đặc biệt là nhượng bộ về đất đai; phát triển các khu kinh tế đặc biệt; khu chế xuất công nghiệp xuất khẩu, khai thác mỏ; phát triển năng lượng điện, hàng không và viễn thông.
Chính phủ Lào quy định chi tiết danh sách doanh nghiệp nhượng quyền.
Nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào các doanh nghiệp Lào phải góp vốn ít nhất ba mươi phần trăm (30%) tổng vốn đăng ký. Thời hạn góp vốn là chín mươi (90) ngày; kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Vốn còn lại thực hiện theo Luật Doanh nghiệp Lào hoặc các luật có liên quan khác của Lào.
Vốn có thể được nhập khẩu bằng tiền mặt; hoặc hiện vật phù hợp với các luật và quy định có liên quan của Lào.
Đối với hoạt động nhập khẩu tiền mặt hoặc hiện vật. Nhà đầu tư phải mang theo các chứng từ bổ sung để được Ngân hàng Quốc gia Lào xác nhận. Theo quy định của pháp luật có liên quan của nước CHND Lào.
Trong thời hạn 06 tháng. Tính từ thời điểm có báo cáo quyết toán thuế; hoặc văn bản pháp lý tương đương. Theo quy định của pháp luật tại Lào. Nhà đầu tư bắt buộc chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được; và các khoản thu nhập khác từ đầu tư tại Lào về Việt Nam. Ngoài trừ các trường được giữ lại lợi nhuận đã nêu.
Trường hợp không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam như đã nói trên. Nhà đầu tư phải thông báo trước cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư; và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng văn bản. Việc chuyển lợi nhuận về nước phải được thực hiện tối đa là 12 tháng. Tính từ ngày hết thời hạn tại khoản 1 Điều 68 Luật Đầu tư 2020.
Nếu quá thời hạn chuyển lợi nhuận mà không có sự thông báo trước. Hoặc việc chuyển lợi nhuận đã bị quá hạn. Nhà đầu tư sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp Luật Việt Nam.
Hợp tác kinh doanh theo hợp đồng là thoả thuận hợp tác kinh doanh (HTKD) giữa các pháp nhân Lào và Việt Nam. Việc hợp tác liên doanh bao gồm cả các bên công; và tư thông qua hợp đồng HTKD. Theo luật pháp và quy định của Lào. Việc hợp tác này được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mà không phải thành lập một pháp nhân mới; hoặc văn phòng chi nhánh tại Lào. Hợp đồng HTKD nhằm xác định rõ quyền; nghĩa vụ và lợi ích của mỗi bên đối với nhau. Và các bên đối với Chính phủ.
Hợp đồng HTKD tại Lào ký kết trong hợp đồng HTKD theo hợp đồng kể trên phải thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa để phê duyệt, quản lý theo quy định. Và phải được cơ quan có thẩm quyền của Lào công chứng, xác nhận việc lập hợp đồng.
Việc mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện tại một tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng này được phép tại Việt Nam. Và tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Tất cả các giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài. Và ngược lại liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư đã nêu trên.
Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra sang Lào để thực hiện hoạt động đầu tư. Và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
c) Có tài khoản vốn theo quy định tại như đã nêu trên
Việc chuyển vốn đầu tư sang Lào phải tuân thủ pháp luật. Quy định tại pháp luật về quản lý ngoại hối; xuất khẩu; chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra sang Lào. Nhằm mục địch phục vụ cho hoạt động khảo sát; nghiên cứu; thăm dò thị trường; và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác. Hoạt động này được Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết.