Lao Động Hợp Pháp Là Gì

Lao Động Hợp Pháp Là Gì

Pháp luật là chuẩn mực, là công cụ để thực thi và đảm bảo quyền lợi của mọi người.  Tuân thủ theo pháp luật là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.  Lao động là hoạt động đặc trưng của con người.  Việc vận dụng pháp luật trong quan hệ lao động có ý nghĩa đặc biệt cần thiết, không chỉ để đảm bảo lợi ích cá nhân mà còn góp phần xây dựng, thiết lập trật tự, quy củ trong lao động xã hội.

Pháp luật là chuẩn mực, là công cụ để thực thi và đảm bảo quyền lợi của mọi người.  Tuân thủ theo pháp luật là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.  Lao động là hoạt động đặc trưng của con người.  Việc vận dụng pháp luật trong quan hệ lao động có ý nghĩa đặc biệt cần thiết, không chỉ để đảm bảo lợi ích cá nhân mà còn góp phần xây dựng, thiết lập trật tự, quy củ trong lao động xã hội.

Các trường hợp có quyền chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước

Theo Điều 35 và Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, các bên tham gia hợp đồng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước. Cụ thể:

Đối với người lao động.  Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau:  Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.  Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định.  Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.  Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.  Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định.  Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.  Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Đối với người sử dụng lao động.  Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần thông báo cho người lao động trong các trường hợp: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định.  Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Cảnh báo bẫy lừa xuất khẩu lao động

Trước đó, ngày 22.10, Thanh Niên có thông tin sự việc hàng chục người lao động từ khắp các tỉnh thành cả nước cầu cứu đến chính quyền vì đã đóng hàng tỉ đồng cho bà Lê Thị Cẩm Tú - đại diện pháp luật của Công ty TNHH phát triển nhân lực Lá Đỏ - nhưng không được đi xuất khẩu lao động.

Liên quan vấn đề này, ông Lê Văn Thinh cũng cho hay, việc người lao động bị các cá nhân, tổ chức lừa gạt, thu các khoản chi phí với hứa hẹn đưa đi làm việc ở nước ngoài không phải mới. Bên cạnh đó còn một số hình thức trá hình đi làm việc ở nước ngoài do một số cá nhân, tổ chức tư vấn như đi du học hoặc thực hiện các dự án đầu tư ở một số quốc gia.

Cơ quan chức năng, báo chí đã cảnh báo nhiều năm qua. Tuy vậy, vẫn còn nhiều người lao động do nôn nóng đi làm, chưa tìm hiểu kỹ thông tin pháp lý hoạt động của cá nhân, tổ chức, dễ tin vào lời quảng cáo, hứa hẹn như "việc nhẹ lương cao"...

Theo ông Lê Văn Thinh, nếu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, người lao động cần liên hệ Phòng LĐ-TB-XH các quận, huyện để biết thông tin về các chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, CHLB Đức hoặc tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp được cấp phép hoặc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các thông tin về tình trạng giấy phép hoạt động của mình.

Ông Thinh cũng cho biết, với vai trò, chức năng của mình, ngành LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục tuyên truyền chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động; thường xuyên cập nhật và cung cấp danh sách các doanh nghiệp được cấp phép để người lao động biết; phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc...

hình thức xuất khẩu lao động hợp pháp

Thứ nhất, thông qua các chương trình do Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB-XH triển khai, nội dung được đăng tải trên trang web (colab.gov.vn). Cụ thể gồm: chương trình EPS - cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc; chương trình thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản; chương trình tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản; chương trình đưa người lao động đi học tập và làm việc tại Đức trong ngành điều dưỡng đa khoa; Chương trình đi làm việc tại Đài Loan.

Người lao động đến trụ sở Công ty Lá Đỏ tại P.Bình Trưng Tây (TP.Thủ Đức) hồi tháng 1.2022, yêu cầu công ty trả lại tiền phí đi xuất khẩu lao động

Thứ hai, thông qua các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Với hình thức này, các doanh nghiệp sẽ chủ động tìm kiếm thị trường tiếp nhận lao động, tạo nguồn lao động đáp ứng yêu cầu, đào tạo nghề, ngôn ngữ trước khi đưa người lao động đi làm việc. Danh sách các doanh nghiệp được cấp phép được đăng tải công khai trên cổng thông tin của ngành LĐ-TB-XH.

Riêng tại TP.HCM, có 114 doanh nghiệp được cấp phép đưa người đi xuất khẩu lao động và danh sách được đăng tải trên trang web của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM (sldtbxh.hochiminhcity.gov.vn)

Thứ ba, người lao động đi nước ngoài bằng việc đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc một trong các bên tham gia quan hệ hợp đồng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không có sự cùng thoả thuận với bên còn lại.  Quy định của pháp luật trong trường hợp này như thế nào?

Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 cho phép các bên tham gia hợp đồng lao động được phép chấm dứt hợp đồng, trong đó có trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.  Tuy nhiên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đảm bảo các bên khi tham gia hợp đồng phải tuân thủ thỏa thuận, tuân thủ pháp luật, hành xử đúng luật, tạo ra môi trường lao động an toàn, văn minh, đảm bảo an sinh xã hội và góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, hiện nay hành vi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động được quy định khá cụ thể và chặt chẽ tại  Điều 35 và 36 Bộ luật Lao động 2019. Trong từng trường hợp cụ thể việc đơn phương chấm dứt hợp đồng buộc phải báo trước hoặc không cần báo trước cho bên còn lại.

Nên lưu ý gì khi ký kết hợp đồng lao động?

Sẽ có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.  Do vậy việc chi tiết hóa các điều khoản hợp đồng càng rõ ràng sẽ giúp hạn chế những mâu thuẫn không lừng trước.  Khi tham gia tham gia ký kết hợp đồng lao đồng, cần lưu ý những điểm sau:

– Đọc kĩ nội dung hợp đồng trước khi ký :  Hai bên cần đọc kỹ để hiểu rõ nội dung của hợp đồng lao động trước khi ký kết.  Điều này đảm bảo rằng các điều khoản trong hợp đồng đầy đủ và chính xác, không có các điều khoản gây bất lợi trong quá trình làm việc.  Chú ý tới những điều khoản quan trọng. Yêu cầu giải đáp thắc mắc nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung trong hợp đồng.  Không ký kết hợp đồng với những điều khoản bất hợp pháp.

– Hình thức hợp đồng.  Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói hay phương tiện điện tử.  Hai bên có thể ký kết dựa trên điều kiện quy định và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

– Thời gian làm việc.  Theo Điều 105 Bộ luật lao động 2019 quy định, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.  Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết. Trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.  Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.  Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

– Mức lương chính khi ký hợp đồng.  Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.  Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau và đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu của nhà nước quy định.

– Mức lương thử việc.  Điều 26, Bộ Luật Lao động 2019 quy định, tiền lương của người lao động trong quá trình thử việc do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng không được thấp hơn 85% mức lương chính thức của công việc đang thử việc.

– Mức lương làm thêm giờ.  Mức lương làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.  Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.  Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.  Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá của ngày làm việc bình thường.  Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương tính theo quy định còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ tết.