Sáng 20/12, BQL di tích phường Đồng Mai tổ chức cắt băng khánh thành dự án tu bổ, tôn tạo đình làng Phúc Mậu, thuộc tổ dân phố 12, 13 phường Đồng Mai. Về dự có đồng chí Trần Sơn Hải - Ủy viên BTV Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận cũng lãnh đạo Đảng ủy, UBND phường.
Sáng 20/12, BQL di tích phường Đồng Mai tổ chức cắt băng khánh thành dự án tu bổ, tôn tạo đình làng Phúc Mậu, thuộc tổ dân phố 12, 13 phường Đồng Mai. Về dự có đồng chí Trần Sơn Hải - Ủy viên BTV Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận cũng lãnh đạo Đảng ủy, UBND phường.
Chùa Đoan Xá (Thiên Phúc) có lên chữ là: Thiên Phúc tự. Chùa được tọa lạc trên diện tích 3.173 m2 thuộc thôn Đoan Xá 1, xã Đoàn Xá. Đoan Xá là tên làng cũ, nay thuộc xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy. Trước năm 1945 là xã Đoàn Xá tổng Đại Lộc phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An. Trước năm 1813 là xã Đoan Xá tổng Thiên Lộc, huyện Nghị Dương phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương .
Chùa Đoan Xá (Thiên Phúc) có lên chữ là: Thiên Phúc tự. Chùa được tọa lạc trên diện tích 3.173 m2 thuộc thôn Đoan Xá 1, xã Đoàn Xá. Đoan Xá là tên làng cũ, nay thuộc xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy. Trước năm 1945 là xã Đoàn Xá tổng Đại Lộc phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An. Trước năm 1813 là xã Đoan Xá tổng Thiên Lộc, huyện Nghị Dương phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương .
Chùa Thiên Phúc thôn Đoan Xá nguồn gốc lừ một ngôi chùa đơn sơ có 3 gian tường đất và 2 gian hậu cung tọa lạc gần con đường nhà Mạc cũ, nay là đường giao thông chính của nhân dân vùng: Tiểu Bàng, Đại Lộc, Nãi Sơn, Quần Mục qua lại trao đổi sản phẩm, hàng hoá. Trước đây chùa còn có 2 cây đa toả bóng mát và 1 quán nghỉ chân cho khách bộ hành. Có một thời gian dài chùa bị xuống cấp hư hỏng nghiêm trọng do sự chiếm đóng, phá hoại cảnh quan của quân địch trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp.
Năm 1993 chùa Thiên Phúc đã được chính quyền và nhân dân địa phương tu tạo lại ngay trên nền đất cũ, để ghi nhớ những sự kiện cách mạng và kháng chiến của cán bộ và nhân dân địa phương ấp Đoan Xá giúp đỡ và bảo vệ cách mạng góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám ở vùng Duyên Hải .
Năm 1993 - 1994 chùa Thiên Phúc được trùng tu do sự đóng góp của nhân dân và du khách thập phương. Chính sự tu bổ nâng cấp kịp thời này đã tạo cho ngôi chùa thôn Đoan Xá có một cơ ngơi gọn ghẽ, đảm bảo cho người dân đến sinh hoạt văn hoá tâm linh tự do tín ngưỡng.
Mặt chính của ngôi chùa quay về hướng Tây, ghé Nam. Tổng thể khu vực chùa gồm có các công trình kiến trúc được phục hồi theo lối cổ ( nghệ thuật Nguyễn thế kỷ 20).
Được xây cất theo lối cột trụ chữ nhật, đỉnh nóc trang trí đèn lồng đắp vẽ nhiều linh vật quen thuộc, rồng, phượng, dơi ... tuy kết cấu bằng nhiều loại vật liệu phổ biến hiện nay như gạch , ngói, xi măng , sắt thép ... nhưng do lối bố cục thanh thoát nhẹ nhàng của tường, ba bộ đao mái kép của cổng tam quan và cổng chùa. Qua đó du khách vân cảm nhận dược vẻ bề thế, cảnh quan sinh động của ngôi chùa không bị che khuất tầm nhìn bởi khối kiến trúc mang chất liệu hiện đại này. Từ chính điện hướng Tây Nam qua cổng tam quan, người ta vẫn nhìn thấy sân vườn, kiến trúc nhà thờ tổ, nhà bia, toà phật điện cùng cây đa cổ thụ của chùa. Vào đêm 30 Tết năm 1944 lực lượng cách mạng đã cắm lá cờ đỏ sao vàng lên ngọn cây để kêu gọi nông dân tá điền vùng lên đấu tranh với chủ đất .
Ở vị trí cao nhất hướng chính diện với cây đa cổ thụ và cổng tam quan. Đây là nơi thờ các vị tượng chủ yếu trong ngôi chùa, phật điện được bố trí mặt bằng kiểu chữ Đinh: Gồm 5 gian bái đường và 2 gian chuôi vồ .
Kết cấu vì nóc mái theo kiểu: quá giang - tường hồi bổ trụ. Lối kết cấu này ngoài sự chắc chắn còn tận dụng diện tích sử dụng trong nội thất ngôi chùa. Trừ 2 gian hồi tưởng bổ trụ, được trổ ô chữ Thọ thoáng thay cửa; 3 gian trung tâm được lắp 3 bộ cửa đại ngay sau thềm và hàng cột hiên, cửa có hình khối chữ nhật. Thân cột hiên có viết những vế câu đối vịnh cảnh chùa tôn nghiêm.
Các cỏng trình kiến trúc khác của chùa còn có: Nhà thờ sư tổ gồm 5 gian kiểu chữ Nhất, vì nó mái kiểu quá giang chồng rường đốc thước.
Nhà bia ở mé trái lối từ cổng tam quan vào sân chùa, được kết cấu theo lối cổ gồm 2 tầng đao mái chứa 3 tấm bia tân tạo, ghi nhận công đức của nhân dân và khách thập phương trong công việc xây dựng tu bổ lại ngôi chùa.
NHỮNG DI VẬT CỦA CHÙA THIÊN PHÚC
Gồm: 18 pho lượng phật tại toà phật điện, bài trí theo thứ bậc từ cao xuống thấp, lại phần chuôi vồ và toà bái đường; Điểm đồng nhất của các pho tượng đểu được sơn thép cẩn thận, rực ánh vàng kim - Niên đại rải rác vào nửa cuối thế kỷ 20 gồm các pho lượng:
- Quan âm chuẩn đề, Quan Âm quá hải ( hay còn gọi là Quan âm thiên thủ - thiên nhỡn)
+ Bộ lượng: Ngọc Hoàng, Nam Tào - Bắc Đẩu
- Vầng tượng Cửu Long: Thích Ca sơ sinh
+ Tượng Tổ: Bồ Đề Đạt Ma và cụ sư tổ chùa Hàng được thờ bằng tượng tại nhà tổ của chùa.
Ngoài số lượng tượng phật. Tại toà phật điện còn treo một quả chuông đồng cổ trung, do vị Thượng tọa trụ trì ở chùa Dư Hàng (Phúc Lâm Tự ) công đức vào cảnh chùa.
NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ, CÁCH MẠNG GÓP PHẦN CHO TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, VANG ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ VÙNG DUYÊN HẢI
Chùa Đoan Xá ( Thiên Phúc ) có vị trí thuận lợi cho việc giao thông liên lạc, lòng dân có tinh thần yêu nước, một lòng ủng hộ cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc chống áp bức giai cấp. Ngôi chùa tại một địa phương sớm hình thành lòng yêu nước. Từ tháng 6 năm 1943, ngôi chùa đã trở thành nơi đón các đồng chí cán bộ xứ ủy về bắt rễ cơ sở tổ chức quần chúng ở ấp Đoan Xá , như anh cả Đỏ Hoàng Văn Một ( tức Già Một) Phạm Bá Thuyên (tức Mai Côn) Trần Các và nhiều người khác nữa đã qua lại, hoạt động tại địa điểm chùa ấp Đoan Xá.
- Từ tháng 10 năm 1943 đến tháng 9-1945, ngôi chùa trở thành địa điểm cất dấu tài liệu, nơi giao nhận thư từ truyền đơn, báo chí do cấp trên chuyển về cơ sở. Tối 30 Tết âm lịch năm 1944 Ban cán sự Việt Minh Đoan Xá đã chủ trương cắm lá cờ đỏ sao vàng lên ngọn cây đa của ngôi chùa Thiên Phúc tự, đồng thời dán áp phích rải truyền đơn quanh sân chùa để thức tỉnh tá điền đứng lên đấu tranh. Để có sự kiện này vào thời gian trước đó vào tháng 6 -1943 đồng chí Đặng Đình Thuỷ ( tức Phạm Dương ) được các đồng chí xứ uỷ phân công về ấp Đồn điền để xây dựng cơ sở cách mạng trong nông dân tá điền. Một số người đã giác ngộ và tham gia công việc, lấy cơ sở chùa Thiên Phúc (ấp Đoan Xá ) làm chỗ dựa hoạt động cách mạng như các đồng chí Nguyễn Mai (tức Đô), Hoàng Đức Đỉnh (tức Điệp ), Đoàn Đắc Muông ( tức Hải ), Đoàn Đắc Nho, Phạm Việt Nộm, Vũ Văn Vi ( đã hy sinh ). Đây là số những cán bộ đã tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1943 - 1945. Tại địa điểm chùa Thiên Phúc ấp Đoan Xá các đồng chí trong tổ chức bí mật đã dùng địa điểm ngôi chùa để trao đổi, bàn bạc công chuyện với các cán bộ trên về công tác tại cơ sở. Theo hồi ức công tác của các nhân chứng lịch sử cho thấy :
- Tháng 1/1944 đón anh Cả Đỏ là cán bộ xứ uỷ Bắc Kỳ .
- Tháng 4/1944 , đón Cô Vinh - cán bộ xứ uỷ Bắc K ỳ .
- Tháng 12/1944 đón ông Phạm Bá Thuyên - cán bộ xứ uỷ Bắc Kỳ .
- Tháng 12/1944- 8/1945, đón đồng chí Hoàng Văn Độc ( Tức Già Một) vượt căng tù Bá Vân để tránh sự truy nã của địch.
Đêm 30 Tết âm lịch Giáp Thân ( 1944) lực lượng ta đã tổ chức cắm lá cờ đỏ sao vàng cùng áp phích lên cây đa ở chùa Thiên Phúc để kêu gọi nông dân đấu tranh.
Tháng 4/1945, chùa là nơi tập kết đón các đồng chí tự vệ từ Lão Phong, Kim Sơn, Kính Trực...tiến vào gốc đa bà xã Mùi, tuần hành thị uy qua cửa nhà địa chủ Hoàng Thị Lan.
Tháng 6/1945, chùa là điểm hẹn của lực lượng tự vệ ta, tiến vào kho thóc của nhà địa chủ họ Hoàng để chia cho dân nghèo tại Đồn Điền.
Ngày 15/7/1945, ngôi chùa là nơi tổ chức cuộc họp Ủy ban cách mạng lâm thời của ấp Đồn Điền – Đoan Xá, ra mắt nhân dân, đồng thời nơi đây cũng là trụ sở làm việc của Ủy ban cách mạng lâm thời địa phương từ tháng 7/1945 đến năm 1946. Chùa là địa điểm cho các tầng lớp bình dân học vụ vào buổi chiều và tối.
Chùa Đoan Xá ( Thiên Phúc) từ buổi đầu là một cơ sở sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của cư dân đồn điền ấp Đoan Xá - Đoàn Xá mang sẵn trong cộng đồng dân cư nhiều mâu thuẫn giữa người nông dân tá điền với địa chủ - phong kiến, áp bức bóc lột nông dân. Ngôi chùa đã là nơi sớm hình thành tổ chức cách mạng của ấp đồn điền Đoan Xá, góp phần giác ngộ cách mạng cho nhân dân vùng lên đấu tranh giành chính quyền vào thời điểm sớm ở vùng Duyên Hải, tạo lên truyền thống yêu nước, một lòng vững tin cách mạng của nhân dân địa phương, tiến lên lập nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước sau cuộc cách mạng tháng 8/1945.
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA DI TÍCH
Chùa Đoan Xá ( Thiên Phúc) - nơi hàm chứa nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc vận động cách mạng tiền khởi nghĩa 1945, của lớp cán bộ lão thành đã gắn bó tuổi trẻ sôi nổi, góp phần lập nhiều thành tích trước và sau cuộc cách mạng tháng 8/1945 ở vùng Duyên Hải - Hải Phòng nói chung và phong trào cách mạng ở chính ấp Đoan Xá nói riêng. Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử chùa Đoan Xá (Thiên Phúc), xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp thành phố ( Quyết định số 355/QĐ-UB ngày 11/02/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố) đáp ứng lòng mong mỏi của cán bộ nhân dân làng văn hoá Đoan Xá nói riêng và của cán bộ nhân dân xã Đoàn Xá nói chung, tương lai sẽ phấn đấu trở thành điểm du lịch văn hoá cho du khách và nhân dân địa phương.
Chùa Vĩnh Phúc còn được gọi là chùa Vĩnh Phúc Hạ để phân biệt chùa Vĩnh Phúc Thượng. Chùa có tên chữ là “Vĩnh Khánh tự”.
Tương truyền chùa Vĩnh Phúc được xây dựng từ đời Tiền Lê do một bà công chúa dựng lên đặt tên là Vĩnh Khánh tự, khi thiết lập mười ba trại (Thập tam trại) ở phía tây thành Thăng Long. Hiện nay chùa còn quả chuông “Vĩnh Khánh tự chung” đúc vào thời Lê Trung hưng thế kỷ XVI - XVIII, Chùa đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa (năm 1991 được trùng tu lại toàn bộ), hiện nay kiến trúc chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Chùa đặt trên một hòn núi đất, chùa là một nếp nhà dọc 5 gian nằm theo hướng bắc nam, cửa chính mở ở đầu hồi trước, phía sau là Thượng điện.
Theo thần phả, đình Vĩnh Phúc lập từ thời Lý (thế kỷ XI) thờ thành hoàng là ông Hoàng Phúc Trung, quê gốc làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm) người có công vớt được xác công chúa, được vua Lý ban cho đất mười ba trại ở phía tây thành Thăng Long, đã đưa dân nghèo đến lập nghiệp.
Đình dựng quay về hướng nam. Đại đình 5 gian, toà Đại bái 3 gian 2 dĩ, Hậu cung 2 gian. Hằng năm để tưởng nhớ thành hoàng, dân mười ba trại cùng dân Lệ Mật mở hội.
Đình, chùa Vĩnh Phúc đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1990./.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02