Cảnh Đẹp Công Viên Miền Tây Bắc 2024 Mới Nhất

Cảnh Đẹp Công Viên Miền Tây Bắc 2024 Mới Nhất

Cảnh đẹp Tây Bắc với những con đường uốn lượn, những dãy núi hùng vĩ cùng cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ luôn là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với những trái tim yêu thích sự phiêu lưu và trải nghiệm.

Cảnh đẹp Tây Bắc với những con đường uốn lượn, những dãy núi hùng vĩ cùng cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ luôn là điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với những trái tim yêu thích sự phiêu lưu và trải nghiệm.

Giới thiệu khái quát về Tây Bắc

Khu vực Tây Bắc của Việt Nam bao gồm các tỉnh như Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình và Lào Cai. Đây không chỉ là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa dân tộc mà còn là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, từ những cánh đồng bát ngát, sải cánh có bay đến những dãy núi trùng điệp, hùng vĩ cùng những thung lũng thơ mộng, yên bình.

Cảnh đẹp Tây Bắc đánh thức mọi giác quan

Đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai – Lai Châu)

Đèo Ô Quy Hồ, một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Tây Bắc, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, là con đèo dài nhất Việt Nam với chiều dài gần 50km. Đây là điểm đến lý tưởng để ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, đặc biệt là vào mùa đông khi đèo phủ một lớp sương mù dày đặc, tạo nên khung cảnh huyền ảo.

Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nổi tiếng với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ và những dãy núi đá vôi nhấp nhô. Đây là địa điểm tuyệt vời để thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên, tham gia các hoạt động như chèo thuyền, câu cá, hay dạo chơi trên các đảo.

Thung Lũng Mai Châu (Hòa Bình)

Thung lũng Mai Châu là nơi lý tưởng để trải nghiệm cuộc sống bình dị của người dân tộc Thái với những ngôi nhà sàn mộc mạc, những cánh đồng lúa xanh mướt, và không gian yên bình. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động như đi xe đạp quanh làng, khám phá hang Chiều, hoặc thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương.

Thác Bản Giốc, nằm trên biên giới Việt – Trung, là một trong những thác nước đẹp và hùng vĩ nhất Đông Nam Á. Với chiều cao 30m và chiều rộng hơn 300m, thác Bản Giốc tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ với dòng nước trắng xóa đổ xuống từ trên cao.

Thác Bản Giốc - Điểm đến không thể bỏ qua (Ảnh: St)

Tà Xùa là một dãy núi nằm giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái, nổi tiếng với hiện tượng "săn mây". Từ trên đỉnh Tà Xùa, bạn có thể ngắm nhìn biển mây bồng bềnh, tạo cảm giác như đang đứng giữa thiên đường. Đây là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích nhiếp ảnh và phiêu lưu.

Sapa, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Tây Bắc, được biết đến với cảnh quan tuyệt đẹp của những thửa ruộng bậc thang, những ngôi làng cổ kính của người H’Mong, Dao, và không khí mát mẻ quanh năm. Đặc biệt, vào mùa đông, Sapa có thể có tuyết rơi, tạo nên khung cảnh như chốn thần tiên.

Hang Tiên thuộc huyện Na Hang, Tuyên Quang, nổi bật với hệ thống thạch nhũ đa dạng, độc đáo, được mệnh danh là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam. Hang động này không chỉ là nơi lý tưởng để khám phá thiên nhiên mà còn là điểm đến tâm linh quan trọng đối với người dân địa phương.

Hang Tiên với hệ thống nhũ thạch độc đáo (Ảnh: St)

Tây Bắc không chỉ là điểm đến cho những ai yêu thích sự phiêu lưu và khám phá, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo và vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ. Mỗi địa danh ở Tây Bắc đều có những nét đẹp riêng, từ ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đỉnh Fansipan, đến đồi chè Mộc Châu và thác Dải Yếm. Hãy đến và trải nghiệm Tây Bắc ít nhất một lần trong đời, để cảm nhận được sự hùng vĩ, yên bình và tình người nơi đây.

Dọc mảnh đất Việt Nam không thiếu công viên, nhưng chắc chắn không có công viên nào sở hữu tầm nhìn đẹp và không gian thư thái như Choản Thèn.

Nếu như Sa Pa là một bức tranh du lịch nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu thì Y Tý lại được biết đến như điểm dừng chân của những tâm hồn thích phiêu du với cảnh vật ít náo nhiệt, ồn ào. Người đến Y Tý khám phá, ngắm mây, thưởng ngoạn cảnh đẹp mùa lúa chín chắc chắn đã từng nghe đến công viên Choản Thèn - nơi chiêm ngưỡng phong cảnh đẹp bậc nhất mảnh đất vùng cao này.

Công viên Choản Thèn tọa lạc ở huyện Bát Xát, Lào Cai.

Là một trong những thôn cổ ở Y Tý, thôn Choản Thèn được hình thành cách đây 300 năm với 100% người dân sinh sống là đồng bào Hà Nhì Đen. Ngôi làng để lại dấu ấn với nhiều nét văn hóa cổ vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay. Từ những ngôi nhà trình tường lạ mắt đến thói quen mặc trang phục dân tộc, các ngành nghề đan lát, nấu rượu, thêu thổ cẩm… tất cả đều được bà con nơi đây gìn giữ và phát huy.

Thôn Choản Thèn là một trong những bản làng cổ còn giữ được dấu ấn văn hóa khá trọn vẹn.

Cuối con đường nằm xuyên qua bản Choản Thèn có một khoảng đất trống, nơi trẻ con trong bản tập trung vui chơi, người lớn nghỉ ngơi thư giãn sau giờ làm việc. Dần dần, người dân ưu ái đặt tên cho khu vực này là công viên Choản Thèn.

Công viên Choản Thèn thực ra chỉ là một mảnh đất trống được người dân và trẻ con sử dụng làm nơi sinh thư giãn, vui chơi.

Chẳng có trò chơi hiện đại, ánh điện rực rỡ hay hàng quán thức ăn, công viên này chỉ có hai gốc cây to lớn sừng sững đón nắng gió, một mái chòi đơn sơ, thế nhưng lại là địa điểm trong mơ mà dân du lịch bụi muốn một lần đặt chân đến.

Chỉ hai gốc cây với một mái chòi nhỏ nhưng công viên Choản Thèn lại rất được lòng du khách trong và ngoài nước.

Cảnh vật ở đây vô cùng thanh bình với thiên nhiên và tiếng cười đùa của trẻ con.

Cảnh sắc và thiên nhiên tĩnh lặng ở nơi đây chính là điểm chiếm trọn tình cảm của du khách. Đặt chân đến công viên Choản Thèn, cả một khung trời tuyệt mỹ sẽ mở ra trước mắt.

Biển mây ở công viên Choản Thèn.

Đó có thể là biển mây mù trắng xóa lãng đãng như chốn bồng lai tiên cảnh vào những ngày từ tháng 9 đến tháng 3 - thời điểm Y Tý rộn ràng mùa săn mây; hoặc vào những ngày tháng 5, 6, Choản Thèn sẽ chiêu đãi một bức tranh long lanh sóng nước rọi lên từ những dãy ruộng bậc thang mùa nước đổ, để rồi đến tháng 8, 9, cả cảnh sắc dưới chân công viên rực lên màu vàng ươm của hàng bông lúa chín trĩu nặng.

Ruộng bậc thang dọc con đường đến Choản Thèn.

"Mùa vàng" ở Choản Thèn rực rỡ sắc lúa chín.

Dù vào thời điểm nào, đến với công viên Choản Thèn, du khách đều được đắm chìm trong không gian trong lành, tươi mát và đặc biệt là cảnh sắc đẹp đến nao lòng.

Một ngày đẹp trời dừng chân tại công viên Choản Thèn, phóng tầm mắt ra xa ngắm trời mây rồi lại nhìn về nhóm trẻ con Hà Nhi vui đùa xung quanh chẳng vướng chút ưu tư muộn phiền, tâm hồn người lữ khách khi ấy cũng trở nên thanh bình và an nhiên đến lạ.

Trẻ con vui đùa ở công viên Choản Thèn.

Công viên Choản Thèn vào một chiều hoàng hôn.

Một ngày tạm gác lại chiếc điện thoại và những deadline học tập, làm việc để đến với Choản Thèn, chắc chắn sẽ là ngày bạn có cơ hội được sạc lại năng lượng một cách thư thái nhất.

Chợ nổi là loại hình sinh hoạt buôn bán đặc trưng từ lâu đời của người dân sông nước miền Tây. Ngày nay chợ nổi trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước vì nét độc đáo đặc trưng văn hóa vùng miền. Đến miền Tây mà chưa đặt chân xuống thuyền đi tham quan chợ nổi thì xem như chưa đi miền Tây. Trước đây miền Tây có rất nhiều chợ nổi lớn, quy tụ “thương hồ” từ khắp các nơi đến mua bán như: Cái Răng, Phụng Hiệp, Cái Bè, Ngã Năm, Trà Ôn, Long Xuyên, Cà Mau… Nhưng ngày nay, khi đến du lịch miền Tây, bạn sẽ ít thấy chợ nổi hơn vì sự thay đổi của thói quen tiêu dùng người dân mà những người lái buôn phải bán ghe xuồng để lên đất liền tìm kế sinh nhai mới hoặc chuyển đến những khu chợ khác. Tourista xin giới thiệu đến bạn 3 khu chợ nổi còn hoạt động sung túc, nhộn nhịp nhất miền Tây mà bạn có thể khám phá ngay.

Được hình thành từ thế kỉ thứ XVIII, chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nằm ở đoạn sông Tiền giáp ranh giữa Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang sớm có tiếng tăm cả về thương mại lẫn du lịch.

Nếu có dịp đến du ngoạn chợ nổi Cái Bè thì bình minh chính là thời gian thích hợp nhất. Đây được xem là thời điểm đông đúc và đẹp nhất ở chợ nổi với rất nhiều hoạt động nhộn nhịp. Ngồi trên thuyền, du khách có thể vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức ngay những tô hủ tiếu nóng hổi hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng.

Hiện nay quy mô chợ nổi Cái Bè không còn được như xưa. Tuy nhiên bà con nơi đây và du lịch Tiền Giang vẫn cố gắng giữ được bản sắc, là điểm nhấn cho những chuyến tham quan của du khách nên chợ nổi vẫn còn tồn tại.

Ngoài chợ nổi, Cái Bè vốn mang một vẻ đẹp đậm chất thôn quê, thấm đẫm chất miệt vườn. Bên cạnh sự tấp nập, nhộn nhịp của đời sống buôn bán, Cái Bè vẫn giữ được vẻ nên thơ với những kênh rạch và vườn cây ăn trái xanh mướt ngút tầm mắt hay những làng nghề thủ công truyền thống và những ngôi nhà cổ kính mang tính văn hóa lịch sử của vùng. Bởi vậy, nếu có dịp đến Tiền Giang, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội để trải nghiệm những điều thú vị tại vùng quê xinh đẹp này nhé.

Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ mang nét đặc trưng chung của các khu chợ nổi miền Tây là nằm ngay ngã 3 sông (nhánh sông Cái Răng và sông Hậu). Vị trí này có mực nước không sâu không cạn để thuyền bè dễ dàng neo đậu, di chuyển. Nơi này cũng nằm gần một ngôi chợ trên bờ và một vựa trái cây lớn.

Trong cuốn “Tự vị” tiếng nói miền Nam của nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển thì nói khác. Cái Răng có nguồn gốc từ chữ Khmer là “karan” nghĩa là “cà ràng” (ông táo). Người Khmer ở Xà Tón (Tri Tôn) làm rất nhiều karan đi bán khắp nơi để phục vụ trong việc chế biến món ăn, đặc biệt là họ bán rất nhiều tại khu vực sông nước Cần Thơ này. Do từ khó đọc mà lâu dần, người Việt đã phát âm của chữ “karan” thành chữ “cà ràng” rồi Cái Răng. Sự phát âm này là do thói quen dùng từ theo ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.

Trước kia, chợ Cái Răng bán chủ yếu là các mặt hàng nông sản và mỗi ghe chỉ chuyên bày bán một loại mặt hàng nhất định. Tuy nhiên, hiện nay chợ đã bán đa dạng hơn như ẩm thực, các món đồ gia dụng và những thứ thiết yếu cho cuộc sống trên sông.

Nằm trên sông Cái Răng, cách thành phố Cần Thơ khoảng 6km, chợ nổi Cái Răng trở thành một địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ mỗi khi tới Cần Thơ. Du khách có thể đi thuyền từ bến Ninh Kiều khoảng 30 – 45 phút.

Là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, Cái Răng tấp nập người mua kẻ bán cùng hàng trăm thuyền, ghe lớn bé đậu san sát ngay từ sáng sớm. Ngày thường, chợ họp từ 3h đến 10h sáng, đến cận Tết chợ họp gần như suốt ngày.

Đến chợ nổi Cái Răng, du khách không chỉ thỏa mãn với những xuồng ghe đầy ắp trái cây, nông sản mà còn được thưởng thức nhiều loại dịch vụ ăn uống mang đậm chất Tây Đô như: hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi. Bạn cũng sẽ ấn tượng với cách tiếp thị độc đáo “treo gì bán nấy” của người dân nơi đây: treo những thứ cần bán lên một cái sào gọi là “cây bẹo” để du khách có thể nhìn thấy từ xa. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng mái chèo khua cùng cảm giác bồng bềnh nơi sông nước chắc chắn sẽ sẽ ghi dấu ấn trong lòng nhiều khách du lịch khi đến với Cái Răng, Cần Thơ.

Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn

Ta thương hồ Vàm Xáng, Cần Thơ.”

Chợ nổi Ngã Năm thuộc thị xã Ngã Năm, cách TP. Sóc Trăng khoảng 60 km là nơi ít đông du khách nhất trong 3 khu chợ mà Tourista đề cập đến. Tuy nhiên, đây là khu chợ nổi còn giữ được nét văn hóa dân dã, tự nhiên nhất của người địa phương.

Chợ thường họp từ 4 đến 5h sáng. Đông đúc nhất thường từ 6h đến 7h với cảnh hàng trăm ghe thuyền tụ họp, huyên náo cả bến sông. Sau 23 tháng Chạp hàng năm, chợ Ngã Năm hầu như họp từ sáng đến tối khiến không khí càng tấp nập hơn.

Chợ Ngã Năm là điểm trung chuyển hàng hóa của người dân các tỉnh. Hầu hết hoạt động buôn bán, sinh hoạt đều diễn ra trên ghe. Người đi chợ chỉ cần nhìn vào cây bẹo sẽ biết đâu là ghe bán mặt hàng họ cần. Những ghe chèo tay có thể cập mạn vào nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa ngay trên mặt nước.

Bạn nên đến đây vào sáng sớm, thưởng thức bữa sáng ngay trên ghe với các món đặc sản Sóc Trăng như bún nước lèo, bún riêu, bánh tằm cùng đồ uống gồm cà phê đà, trà đường, nước trái cây… và lênh đênh trên sông nước, ngắm nhìn hoạt động của người dân địa phương để hiểu thêm về văn hóa đặc trưng của vùng Ngã Năm này.

Ngày nay, giao thông đường bộ phát triển, thói quen tiêu dùng thay đổi, khiến những chợ nổi như Ngã Năm (Sóc Trăng), Cái Răng (Cần Thơ) hay Cái Bè (Tiền Giang)… không còn tấp nập sung túc như xưa. Tuy nhiên, việc buôn bán trên chợ nổi vẫn được duy trì để phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của du khách, để giữ lại nét chấm phá độc đáo mang thương hiệu của vùng sông nước Mekong trên bản đồ du lịch thế giới và nhân văn hơn cũng là để cho những “thương hồ” đã xem sông nước là nhà có thể giữ được cái nghề, cái nghiệp.