Khi đăng ký xe máy, các chủ xe phải đóng lệ phí trước bạ hay thường được gọi là thuế trước bạ. Vậy, thuế trước bạ xe máy hiện nay là bao nhiêu? Tính thế nào? Cùng tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Khi đăng ký xe máy, các chủ xe phải đóng lệ phí trước bạ hay thường được gọi là thuế trước bạ. Vậy, thuế trước bạ xe máy hiện nay là bao nhiêu? Tính thế nào? Cùng tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ Khoản 4 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2022/TT-BTC quy định: Mức thu lệ phí trước bạ của xe máy là 2% trừ các trường hợp riêng sau:
Chi tiết quy định về mức thu thuế trước bạ xe máy phải đóng như sau:
Theo quy định tại Nghị định 10/2022/NĐ-CP thuế trước bạ xe máy được tính dựa theo giá tính thuế trước bạ và mức thu thuế trước bạ theo tỷ lệ phần trăm.
Thuế trước bạ xe máy phải nộp = Giá tính thuế trước bạ x Mức thu thuế trước bạ theo tỷ lệ phần trăm
Giá tính thuế trước bạ là giá tại Quyết định về Bảng giá tính lệ phí trước bạ do Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định 2353/QĐ-BTC.
Trong đó kiểu loại xe được xác định dựa vào các chỉ tiêu loại phương tiện, nhãn hiệu, kiểu loại xe, thể tích làm việc hoặc công suất động cơ, số người cho phép chở của xe, nguồn gốc sản xuất xe trên Giấy chứng nhận hoặc Thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại.
Đơn vị tính chỉ tiêu thể tích làm việc quy đổi làm tròn đến một chữ số thập phân: ≥ 5 làm tròn lên, < 5 làm tròn xuống. Giá tính thuế trước bạ tại Bảng giá được xác định dựa vào nguyên tắc đảm bảo phù hợp với giá chuyển nhượng xe máy trên thị trường tại thời điểm xây dựng Bảng giá.
Giá chuyển nhượng xe máy trên thị trường của từng xe máy được căn cứ vào các cơ sở dữ liệu theo quy định.
Nếu phát sinh xe máy mới mà tại thời điểm nộp tờ khai thuế trước bạ chưa có trong Bảng giá tính lệ phí trước bạ thì căn cứ vào cơ sở dữ liệu để quyết định giá tính thuế trước bạ của từng loại xe máy mới phát sinh.
Nếu phát sinh xe máy mới chưa có trong Bảng giá hoặc xe máy có trong Bảng giá mà giá chuyển nhượng xe máy trên thị trường tăng hoặc giảm từ 5% trở lên so với giá tại Bảng giá thì Cục Thuế tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính trước mùng 05 của tháng cuối quý.
Bộ Tài chính ban hành Quyết định về Bảng giá điều chỉnh, bổ sung trước ngày 25 của tháng cuối quý để áp dụng kể từ ngày đầu tiên của quý tiếp theo. Bảng giá điều chỉnh, bổ sung được ban hành kèm quy định về ban hành Bảng giá hoặc dựa vào vào trung bình cộng giá tính thuế trước bạ của cơ quan thuế các địa phương.
Xe máy của các tổ chức, cá nhân tại các thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh có trụ sở thì nộp thuế trước bạ lần đầu với mức thu là 5%, nộp thuế trước bạ từ lần thứ 02 trở đi mức thu là 1%.
Trường hợp chủ xe máy đã kê khai, nộp thuế trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao xe máy cho tổ chức, cá nhân ở thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi có Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở thì nộp thuế trước bạ với mức thu là 5%.
Trường hợp xe máy đã nộp lệ phí trước bạ theo mức thu 5% thì các lần chuyển nhượng xe máy tiếp theo nộp thuế trước bạ theo mức thu 1%.
Địa bàn đã kê khai, nộp lệ phí lần trước được xác định theo “Nơi thường trú”, “Nơi Đăng ký nhân khẩu thường trú” và “Địa chỉ” ghi trong giấy đăng ký xe máy hoặc giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe máy và được xác định dựa theo địa giới hành chính nhà nước tại thời điểm kê khai thuế trước bạ.
Bảng giá lệ phí trước bạ xe máy được quy định mới nhất được ban hành kèm tại Quyết định 2353/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được nhiều đơn vị, doanh nghiệp áp dụng. Theo đó cách tính tuân thủ theo quy định tại Điều 11, Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và các văn bản hướng dẫn liên quan khác.
Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp được áp dụng cho các đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 13, Thông tư 219/2013/TT-BTC. Cụ thể các đối tượng bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư;
- Các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí;
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Các đối tượng nói trên trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại Khoản 3, Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
(2) Cách xác định thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Cách xác định thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng như sau:
A) Đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Doanh thu của hàng hóa, dịch vụ
Thuế suất thuế GTGT áp dụng với mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.
Doanh thu của hàng hóa, dịch vụ
Tỷ lệ % tính thuế GTGT (%) đối với từng hoạt động
- Doanh thu của hàng hóa dịch vụ: là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng
- Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
+ Đối với phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
+ Đối với dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
+ Đối với sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
+ Đối với hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Lưu ý: Nếu cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.
Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu được ban hành kèm theo Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Khi tính thuế GTGT cần phải thực hiện một cách cẩn thận, tuân thủ các quy định và nguyên tắc tính thuế.
Một số lưu ý khi tính thuế GTGT.
Cụ thể một vài điểm chính doanh nghiệp, đơn vị cần lưu ý như sau:
(1) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tính thuế GTGT
Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tính thuế GTGT gồm:
- Loại hàng hóa, dịch vụ: Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ sẽ có mức thuế suất GTGT khác nhau.
- Đối tượng nộp thuế: Tùy thuộc vào đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp, cá nhân) mà có những quy định khác nhau về việc tính toán và nộp thuế.
- Chính sách thuế: Chính sách thuế GTGT có thể thay đổi theo thời gian, do đó doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên.
(2) Kinh doanh nhiều ngành nghề
Rất nhiều cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định.
Trong trường hợp không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Hiểu rõ cách tính thuế GTGT là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Bài viết này đã cung cấp những kiến thức cơ bản về thuế GTGT, hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc.
Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.
(4) Chưa chắc chắn về việc tính thuế GTGT
Nếu chưa chắc chắn về cách tính thuế GTGT nên liên hệ với người có nhiều kinh nghiệm để được tư vấn chi tiết hơn hoặc liên hệ với cơ quan thuế nơi trực tiếp quản lý để được hướng dẫn.
Trên đây là hai cách tính thuế GTGT được áp dụng hiện nay. Nắm rõ cách tính thuế GTGT sẽ giúp kế toán thuận lợi làm sổ sách và hạch toán, tránh các rủi ro dẫn đến nộp sai tiền thuế hoặc ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh doanh của các nhà quản trị.
Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN